Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô – T7

Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False

Bài kiểm tra 7 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:

MICRO_1_T7_1: Kinh tế học nghiên cứu:
○ Viêc kinh doanh tạo ra lợi nhuận như thế nào?
○ Chính phủ kiểm soát nền kinh tế và các hộ gia đình kiếm thu nhập như thế nào?
● Xã hội sử dụng những nguồn lực khan hiếm để thoãn mãn những nhu cầu vô hạn của mình như thế nào?
○ Sự phân bổ thu nhập giữa các khu vực khác nhau của nền kinh tế

MICRO_1_T7_2: Chi phí cơ hội của việc lực chọn hàng hóa X có thể được định nghĩa như là:
○ Lựa chọn X là lựa chọn rẻ nhất.
● Lựa chọn có giá trị cao nhất thay cho việc có được X.
○ Giá phải trả để có được X.
○ Lựa chọn được định giá cao nhất thay cho việc có được X.

MICRO_1_T7_3: Điều nào trong những phát biểu sau đây là đúng:
○ Kinh tế học vi mô nghiên cứu ứng xử của người tiêu dùng, kinh tế hôc vĩ mô nghiên cứu ứng xử xủa nhà sản xuất.
○ Kinh tế học vi mô nghiên cứu ứng xử của nhà sản xuất, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu ứng xử của người tiêu dùng.
● Kinh tế hôc vi mô nghiên cứu ứng xử của cá nhân, hộ gia đình, các hãng trong khi nền kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể quốc gia.
○ Kinh tế học vi mô nghiên cứu về lạm phát và chi phí cơ hội còn kinh tế học vĩ mô nghiên cứu thất nghiệp và chi phí chìm.

MICRO_1_T7_4: Phát biểu nào dưới đây về sự hoạt động của một nền kinh tế là sai? Mỗi nền kinh tế có một cơ chế để xác định:
○ Phải sản xuất cái gì?
● Làm thế nào để thỏa mãn được tất cả các mong muốn của những công dân của mình?
○ Phải sản xuất như thế nào?
○ Các hàng hóa, dịch vụ được phân phối như thế nào cho các công dân?

MICRO_1_T7_5: Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết:
● Số lượng tối đa các hàng hóa, dịch vụ có thể được sản xuất với những nguồn nhân lực và kỹ thuật cho trước.
○ Những kết hợp có thể có về các hàng hóa, dịch vụ được yêu cầu ở những mức giá thay đổi.
○ Số lượng tối đa các nguồn lực có thể có được khi các mức tiền lương thay đổi.
○ Những kết hợp có thể có về các hàng hóa, dịch vụ ở các mức giá thay đổi.

MICRO_1_T7_6: Điều nào dưới đây là không đúng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
○ Có nhiều hãng.
● Các hãng mới bị loại trừ.
○ Các hãng đưa ra thị trường các sản phẩm đồng nhất.
○ Từng hãng riêng lẻ không kiểm soát được giá thị trường.

MICRO_1_T7_7: Mỗi hãng trong ngành A bán một sản phẩm tương đối phân biệt với nhau. Mỗi người bán muốn xâm nhập vào ngành này nhận thấy rằng điều này là khá dễ dàng với họ. Vậy ngành này là:
○ Cạnh tranh hoàn hảo.
● Cạnh tranh độc quyền.
○ Độc quyền.
○ Độc quyền nhóm.

MICRO_1_T7_8: Ngành hàng ăn uống trong một thành phố có nhiều cửa hàng nhỏ, mỗi cửa hàng có một vẻ riêng. Thị trường tiêm ăn ở đây là:
○ Cạnh tranh hoàn hảo.
● Cạnh tranh độc quyền.
○ Độc quyền.
○ Độc quyền nhóm.

MICRO_1_T7_9: Một sự giảm trong cung về ô tô ở Việt Nam có thể do:
○ Giá ô tô Trung Quốc nhập khẩu tăng lên.
● Tiền lương của công nhân ô tô Việt Nam tăng lên.
○ Tăng lên trong cầu khiến giá ô tô tăng lên.
○ Giảm trong chi phí sản xuất thép.

MICRO_1_T7_10: Chúng ta đang thử giải thích về quy luật cầu. Vậy khi giá bánh Pizza tăng thì:
● Chi phí cơ hội của bánh pizza tăng dọc theo đường cầu.
○ Những người bán phát triển sản xuất và tăng lượng cung pizza.
○ Thu nhập tăng đối với những nhà sản xuất bánh pizza.
○ Chi phí cơ hội của các hàng hóa khác tăng lên.

MICRO_1_T7_11: Cung về thuốc dị ứng tăng lên nhưng không có tác động lên số lượng cân bằng. Vậy cầu về thuốc dị ứng là:
● Không co dãn hoàn toàn.
○ Co dãn.
○ Không co dãn.
○ Co dãn hoàn toàn.


MICRO_1_T7_12: Những người bán dâu tây muốn tăng doanh thu của họ. Họ phải ________ giá khoảng 2000 đồng nếu họ tin rằng cầu về dâu tây là ________  trong khoảng giá đó.
● Hạ, co dãn.
○ Hạ, không co dãn.
○ Tăng, co dãn.
○ Hạ, không co dãn hoàn toàn.

MICRO_1_T7_13: Giá một vé xem bóng đá là 50.000 đồng. Ngay trước khi trận đấu bắt đầu, vé được trao đổi với giá là 500.000 đồng. Đối với một người đang cầm một tấm vé, chi phí cơ hội của việc vào sân xem trận đấu này là:
○ 50.000 đồng.
○ 450.000 đồng.
● 500.000 đồng.
○ 550.000 đồng.

MICRO_1_T7_14: Hồng Tuyết đã ăn 10 hạt dẻ và nhận thấy rằng, mỗi hạt dẻ ăn thêm đem lại thú vị ít hơn hạt dẻ trước đó. Chúng ta có thể suy luận rằng, đối với Hồng Tuyết thì:
● Độ thỏa dụng biên về hạt dẻ là dương nhưng giảm dần.
○ Độ thỏa dụng biên về hạt dẻ là âm.
○ Tổng độ thỏa dụng về hạt dẻ đang giảm dần.
○ Tổng độ thỏa dụng đã đạt đỉnh.

MICRO_1_T7_15: Lãi suất cao hơn sẽ khiến:
● Tiêu dùng tương lai tăng.
○ Tiêu dùng hiện tại tăng.
○ Việc vay mượn hiện tại tăng.
○ Tiết kiệm hiện tại giảm.

MICRO_1_T7_16: Loại hình thị trường nào có quảng cáo trên phạm vi toàn quốc nhiều nhất?
○ Cạnh tranh hoàn hảo.
○ Cạnh tranh độc quyền.
● Độc quyền nhóm.
○ Độc quyền.

MICRO_1_T7_17: Trong ngắn hạn, một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ:
● Đặt doanh thu biên bằng với chi phí biên.
○ Đặt chi phí biên bằng với chi phí trung bình.
○ Đặt doanh thu biên bằng giá bán.
○ Đặt chi phí biên bằng giá bán.

MICRO_1_T7_18: Lợi nhuận dài hạn có khuynh hướng giảm tới zero trong cạnh tranh độc quyền vì:
○ Sản phẩm không đồng nhất.
○ Quy mô tương đối nhỏ của hãng.
● Tự do nhập và xuất ngành.
○ Luật chống độc quyền.

MICRO_1_T7_19: Trong cân bằng dài hạn, cạnh tranh độc quyền dư thừa năng lực sản xuất (capacity) vì:
○ Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình.
○ Doanh thu biên lớn hơn doanh thu trung bình.
● Đường cầu có độ dốc âm.
○ Chi phí trung bình dài hạn giảm liên tục.

MICRO_1_T7_20: So sánh với một người tối đa lợi nhuận, một người muốn tối đa hóa doanh thu cần:
○ Sản xuất ít hơn và đặt giá cao hơn.
○ Sản xuất ít hơn và đặt giá thấp hơn.
○ Sản xuất nhiều hơn và đặt giá cao hơn.
● Sản xuất nhiều hơn và đặt giá thấp hơn.

1 2 3 4Next page
Back to top button