Quản trịTrắc nghiệm

319 câu trắc nghiệm Quản trị học – P6

Bộ đề thi trắc nghiệm Quản trị học (có đáp án). Nội dung bao gồm 319 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng sai được phân thành 9 phần.

Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 6 gồm 24 câu trắc nghiệm đa lựa chọn + đáp án bên dưới.

QTH_1_C6_1: Xây dựng cơ cấu tổ chức là
○ Xác định các bộ phận (đơn vị)
○ Xác lập các mối quan hệ ngang giữa các đơn vị hoặc bộ phận
○ Xác lập các mối quan hệ trong của tổ chức
● Tất cả đều đúng

QTH_1_C6_2: Các doanh nghiệp nên lựa chọn
○ Cơ cấu tổ chức theo chức năng
○ Cơ cấu tổ chức theo trực tuyến
○ Cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – chức năng
● Cơ cấu tổ chức phù hợp

QTH_1_C6_3: Xác lập cơ cấu tổ chức trước hết phải căn cứ vào
● Chiến lược của công ty
○ Quy mô của công ty
○ Đặc điểm ngành nghề
○ Nhiều yếu tố khác nhau

QTH_1_C6_4: Doanh nghiệp qui mô lớn đòi hỏi chuyên môn hóa cao không nên sử dụng
○ Cơ cấu trực tuyến – chức năng
○ Cơ cấu chức năng
○ Cơ cấu ma trận
● Cơ cấu trực tuyến

QTH_1_C6_5: Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, tình hình sản xuất – kinh doanh nhiều biến động, nguồn lực khan hiếm, khách hàng thay đổi, nên chọn
○ Cơ cấu trực tuyến
● Cơ cấu ma trận
○ Cơ cấu trực tuyến – chức năng
○ Cơ cấu trực tuyến – tham mưu

QTH_1_C6_6: Doanh nghiệp qui mô nhỏ, hoạt động đơn giản và ổn định nên sử dụng
● Cơ cấu trực tuyến
○ Cơ cấu trực tuyến – chức năng
○ Cơ cấu ma trận
○ Cơ cấu trực tuyến – tham mưu

QTH_1_C6_7: Các môi quan hệ trong cơ cấu trực tuyến – chức năng gồm
○ Trực tuyến
○ Chức năng
○ Tham mưu
● Cả 3 yếu tố trên

QTH_1_C6_8: Nguyên nhân thường gặp nhất khiến các nhà quản trị không muốn phân quyền là do
○ Năng lực của cấp dưới kém
● Thiếu lòng tin vào cấp dưới
○ Sợ cấp dưới là sai
○ Sợ mất thời gian

QTH_1_C6_9: Lí do chính yếu khiến nhà quản trị nên phân quyền là
○ Giảm bớt được gánh nặng của công việc
○ Đào tạo kế cận
● Có thời gian để tập trung vào công việc chính yếu
○ Tạo sự nỗ lực ở nhân viên

QTH_1_C6_10: Ủy quyền sẽ thành công khi
○ Cấp dưới có trình độ
○ Chú trọng tới kết quả
○ Gắn liền quyền hạn với trách nhiệm
● Chọn đúng việc đúng người để ủy quyền


QTH_1_C6_11: Điền vào chỗ trống “Tầm hạn quản trị là ________ bộ phận, cá nhân dưới quyền mà một nhà quản trị có khả năng điều hành hữu hiệu nhất
○ Cấu trúc
○ Qui mô
● Số lượng
○ Giới hạn

QTH_1_C6_12: Lợi ích của ủy quyền là
● Giảm áp lực công việc nhờ đó nhà quản trị tập trung thời gian vào những việc chính yếu
○ Giảm được gánh nặng của trách nhiệm
○ Tăng cường được thiện cảm của cấp dưới
○ Tránh được những sai lần đáng có

QTH_1_C6_13: Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp phụ thuộc vào
○ Trình độ của nhà quản trị
○ Trình độ của nhân viên
○ Công việc phải thực hiện
● Tất cả ý trên

QTH_1_C6_14: Mối quan hệ giữa tầm hạn quản trị và số nấc trung gian trong bộ máy quản lí là
○ Tỷ lệ thuận
● Tỷ lệ nghịch
○ Không có mối quan hệ
○ Tất cả đều sai

QTH_1_C6_15: Doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ nên áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức nào
○ Trực tuyến – chức năng
● Trực tuyến
○ Chức năng
○ Ma trận

QTH_1_C6_16: Quyền hành hợp pháp của nhà quản trị
○ Có được từ chức vụ
○ Có được từ uy tín cá nhân
○ Tùy thuộc cấp bậc của nhà quản trị
● Từ sự quy định của tổ chức

QTH_1_C6_17: Phân quyền trong quản trị là chuyển giao quyền lực từ cấp trên xuống cấp dưới trong những
● Giới hạn nhất định
○ Thời gian nhất định
○ Qui chế nhất định
○ Cấu trúc nhất định

QTH_1_C6_18: Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xây dựng bộ máy quản lí của một tổ chức là
● Gắn với mục tiêu và chiến lược hoạt động
○ Phải dựa vào các nguồn lực của tổ chức
○ Phải xuất phát từ quy mô và đặc điểm của lĩnh vực hoạt động
○ Phải nghiên cứu môi trường

QTH_1_C6_19: Mức độ phân quyền càng lớn khi
○ Phần lớn các quyết định được đề ra ở cấp cao
○ Phần lớn các quyết định được đề ra ở cấp cơ sở
● Các cấp quản trị thấp hơn được đề ra nhiều loại quyết định
○ Tất cả đúng

QTH_1_C6_20: Số lượng nhân viên (cấp dưới) mà một nhà quản trị có thể trực tiếp điều khiển công việc một cách hiệu quả là
○ Định mức quản trị
● Tầm hạn quản trị
○ Khâu quản trị
○ Gồm a và b

QTH_1_C6_21: Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng là
● Sử dụng được các chuyên gia giỏi
○ Tôn trọng nguyên tắc thống nhất chỉ huy
○ Đỡ tốn chi phí
○ Các bộ phận dễ dàng phối hợp với nhau

QTH_1_C6_22: Nhược điểm của mô hình tổ chức theo chứ chức năng là
○ Vi phạm nguyên tắc thống nhất chỉ huy
○ Chế độ trách nhiệm không rõ ràng
○ Khó đào tạo và tìm kiếm nhà quản trị đáp ứng nhu cầu của mô hình này
● Cả a va b

QTH_1_C6_23: Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng là
○ Đảm bảo chế độ một thủ trưởng
○ Chế độ trách nhiệm rõ ràng
○ Sử dụng được chuyên gia giỏi
● Tất cả đều đúng

QTH_1_C6_24: Ưu điểm của mô hình tổ chức theo ma trận
● Tổ chức linh động
○ Tôn trọng nguyên tắc thống nhất chỉ huy
○ Cơ cấu tổ chức đơn giản
○ Cả a và b đúng

Back to top button