Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – Test 3

Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False

Bài kiểm tra 3 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:

MACRO_1_T3_1: Hàng hóa miễn phí là hàng hóa:
○ Có giá là zero.
● Có chi phí cơ hội là zero.
○ Có thể có được mà không phải xếp hàng.
○ Không được ai mong muốn.

MACRO_1_T3_2: Điều nào dưới đây không phải là một đặc trưng cho một hệ thống kinh tế:
○ Tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân hay nhà nước.
○ Những quyết định kinh tế được làm ở cấp nào.
● Các quan chức chính phủ được chọn ra như thế nào.
○ Các nguồn lực đang được phân bổ như thế nào.

MACRO_1_T3_3: Khi các nguồn lực được phân bổ bởi sự hoạch định của chính phủ thì:
○ Nền kinh tế hiệu quả hơn bình thường.
○ Việc làm quyết định được phi tập trung hóa.
● Những khuyến khích kinh tế thường bị yếu đi.
○ Là kết quả của chủ nghĩa tư bản.

MACRO_1_T3_4: Sự phân bổ của thị trường với các nguồn lực có nghĩa là:
○ Các cá nhân trong nền kinh tế luôn nhận được những gì họ muốn.
● Các nguồn lực khan hiếm được bán cho những người trả giá cao nhất.
○ Chính phủ sẽ phải quyết định chia các nguồn lực cho mỗi cá nhân.
○ Sẽ không bao giờ có hàng hóa miễn phí.

MACRO_1_T3_5: Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường dốc xuống là do:
○ Nền kinh tế không có hiệu quả.
● Một nền kinh tế không thể sản xuất nhiều hơn một hàng hóa mà không sản xuất ít hơn một hàng hóa khác.
○ Tăng trưởng kinh tế đang xảy ra.
○ Nền kinh tế không thể sản xuất bên ngoài giới hạn của nó.

MACRO_1_T3_6: Tổng sản phẩm quốc nội bao gồm những khoản mục dưới đây, ngoại trừ:
○ Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân.
○ Chi tiêu đầu tư.
○ Mua sắm của chính phủ.
● Thanh toán chuyển giao của chính phủ.

MACRO_1_T3_7: Một sự gia tăng trong số hàng không bán được sẽ:
○ Được tính trong GDP ở khoản mục tiêu dùng.
● Được tính trong GDP ở khoản mục đầu tư.
○ Được tính trong GDP nhưng không phải ở khoản mục tiêu dùng hay khoản mục đầu tư.
○ Không được tính vào GDP.

MACRO_1_T3_8: Tổng thu nhập quốc nội bằng với tổng sản phẩm quốc nội
○ Chỉ khi không có chính phủ.
○ Chỉ khi không có chính phủ hoặc ngoại thương.
○ Chỉ khi không tính đến giảm giá tư bản (depreciation).
● Luôn luôn.

MACRO_1_T3_9: Giá trị gia tăng của một hãng là:
○ Giá trị sản lượng trừ đi những thanh toán trả cho các nhân tố sản xuất của hãng.
● Giá trị sản lượng trừ đi những thanh toán trả cho các hàng hóa trung gian của hãng.
○ Tổng giá trị các hàng hóa trung gian.
○ Tổng giá trị đầu vào là lao động.

MACRO_1_T3_10: Những khoản dưới đây cấu thành giá trị gia tăng của ngành thép, ngoại trừ:
○ Thanh toán cho lao động ngành thép.
● Thanh toán mua quặng sắt.
○ Địa tô cho việc sử dụng đất trong sản xuất thép.
○ Lợi nhuận của các nhà sản xuất thép.


MACRO_1_T3_11: Phát biểu nào về tiêu dùng dưới đây là đúng?
○ Khi thu nhập khả dụng tăng, tiêu dùng sẽ tăng với mức độ lớn hơn.
● Khi thu nhập khả dụng tăng, tiêu dùng sẽ tăng với mức độ nhỏ hơn.
○ Tiêu dùng bị tác động mạnh bởi lãi suất.
○ Tiêu dùng thường thấp hơn đầu tư một chút.

MACRO_1_T3_12: Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa:
● Mức tiêu dùng và thu nhập khả dụng.
○ Mức tiêu dùng và doanh thu từ thuế.
○ Mức tiêu dùng và tổng cầu.
○ Tiêu dùng và sản lượng.

MACRO_1_T3_13: Khuynh hướng tiêu dùng biên giảm khi:
● Dân chúng tiết kiệm nhiều hơn từ sự tăng lên trong thu nhập.
○ Dân chúng tiết kiệm ít hơn từ sự tăng lên trong thu nhập.
○ Thu nhập khả dụng của dân chúng tăng.
○ Thu nhập khả dụng của dân chúng giảm.

MACRO_1_T3_14: Điều nào sau đây sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của hàm số tiêu dùng?
○ Tăng lên trong GDP.
● Tăng lên trong mức giá.
○ Tăng lên trong chi tiêu chính phủ.
○ Giảm thuế thu nhập cá nhân.

MACRO_1_T3_15: Tác động từ việc cắt giảm nhất thời về thuế lên tiêu dùng cá nhân sẽ:
● Ít hơn tác động từ việc cắt giảm thuế lâu dài.
○ Lớn hơn tác động từ việc cắt giảm thuế lâu dài.
○ Bằng với tác động từ việc cắt giảm thuế lâu dài.
○ Là nghịch biến.

MACRO_1_T3_16: Các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes chủ trương ổn định hóa nền kinh tế thông qua:
○ Lực lượng quân sự.
○ Chỉ với nỗ lực tư nhân mà không có những can thiệp của chính phủ.
○ Những thay đổi trong mức giá chung.
● Những thay đổi trong thuế và chi tiêu chính phủ.

MACRO_1_T3_17: Nguyên nhân chủ yếu của những thay đổi về mức độ hoạt động của nền kinh tế là những thay đổi trong:
○ Xuất khẩu và nhập khẩu.
● Tổng mức chi tiêu.
○ Chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
○ Cung tiền của ngân hàng Trung ương.

MACRO_1_T3_18: Cấu phần có tính ổn định nhất trong mức tổng chi tiêu (AE) là:
○ Chính phủ mua các hàng hóa dịch vụ.
● Chi tiêu đầu tư.
○ Các hộ gia đình mua thực phẩm và dịch vụ y tế.
○ Những chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân.

MACRO_1_T3_19: Điều nào dưới đây là một dòng vào trong dòng chi tiêu?
○ Chi tiêu từ những khoản vay mượn của các hộ gia đình.
○ Những khoản thanh toán của chính phủ cho các hàng hóa liên quan đến quốc phòng.
○ Khoản mua của người nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
● Tất cả những điều kể trên.

MACRO_1_T3_20: Khi các dòng vào trong dòng chi tiêu ít hơn các dòng ra, mức hoạt động của nền kinh tế sẽ:
○ Không đổi.
○ Tăng.
● Giảm.
○ Tăng, sau đó giảm.

1 2 3 4Next page
Back to top button