Kinh tế họcTrắc nghiệm

287 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P1

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 287 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 3 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 1 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_3_P1_1: Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, nên:
○ Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất
○ Giảm chi ngân sách và tăng thuế
○ 2 lựa chọn đều sai
● 2 lựa chọn đều đúng

MACRO_3_P1_2: Mức sống của chúng ta liên quan nhiều nhất đến:
○ Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta
○ Nguồn cung tư bản của chúng ta, vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra
○ Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, vì chúng giới hạn sản xuất
● Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta bằng chính những gì chúng ta sản xuất ra.

MACRO_3_P1_3: Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:
● Mục đích sử dụng.
○ Thời gian tiêu thụ.
○ Độ bền trong quá trình sử dụng
○ Các lựa chọn đều đúng

MACRO_3_P1_4: NHTW có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách:
○ Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ
○ Mua hoặc bán ngoại tệ
● Cả hai lựa chọn đều đúng
○ Cả hai lựa chọn đều sai

MACRO_3_P1_5: Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động:
○ Học sinh trường trung học chuyên nghiệp
○ Người nội trợ
● Bộ đội xuất ngũ
○ Sinh viên năm cuối

MACRO_3_P1_6: Hoạt động nào sau đây của NHTW sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ
○ Bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
○ Cho các NHTM vay
● Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM
○ Tăng lãi suất chiết khấu

MACRO_3_P1_7: Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của một nước:
○ Đồng nội tệ xuống giá so với đồng ngoại tệ
○ Sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
○ Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng
● Các lựa chọn đều sai

MACRO_3_P1_8: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn:
○ Thu nhập quốc gia tăng
○ Xuất khẩu tăng
○ Tiền lương tăng
● Đổi mới công nghệ

MACRO_3_P1_9: Những trường hợp nào sau đây có thể tạo ra những áp lực lạm phát
○ Cán cân thanh toán thặng dư trong một thời gian dài
○ Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều
○ Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi NHTW
● Các lựa chọn đều đúng.

MACRO_3_P1_10: GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:
○ Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước
○ Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc
○ Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước
● Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc

MACRO_3_P1_11: Nếu NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu thì khối lượng tiền tệ sẽ:
○ Tăng
○ Giảm
○ Không đổi
● Không thể kết luận

MACRO_3_P1_12: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cầu AD dịch sang phải khi:
○ Nhập khẩu và xuất khẩu tăng.
● Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
○ Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp và giảm thuế
○ Các lựa chọn đều đúng

MACRO_3_P1_13: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cung AS dịch chuyển khi:
○ Mức giá chung thay đổi
○ Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách
○ Thu nhập quốc gia không đổi
● Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể

MACRO_3_P1_14: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:
● Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối
○ Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm
○ Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi, bất luận diễn biến trên thị trường ngoại hối
○ Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng

MACRO_3_P1_15: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước tăng nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ:
○ Tăng
● Giảm
○ Không thay đổi
○ Không thể kết luận

MACRO_3_P1_16: Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, nếu các yếu tố khác không đổi, Việt Nam sẽ:
○ Thặng dư hoặc thâm hụt cán cân thanh toán
○ Tăng xuất khẩu ròng
○ Tăng thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
● Các lựa chọn đều đúng

MACRO_3_P1_17: Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng sẽ:
○ Tăng
● Giảm
○ Không thay đổi
○ Không thể kết luận

MACRO_3_P1_18: Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng. Giả sử lãi suất, giá cả và tỷ giá hối đoái không đổi, nếu chính phủ giảm chi tiêu và giảm thuế một lượnG = nhau, trạng thái của nền kinh tế sẽ thay đổi:
○ Từ suy thoái sang lạm phát
○ Từ suy thoái sang ổn định
○ Từ ổn định sang lạm phát
● Từ ổn định sang suy thoái

MACRO_3_P1_19: Tác động ngắn hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ trong nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi là:
○ Sản lượng tăng
○ Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thương mại
○ Đồng nội tệ giảm giá
● Các lựa chọn đều đúng.

MACRO_3_P1_20: Một nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng nhân công có nghĩa là:
○ Không còn lạm phát nhưng có thể còn thất nghiệp
○ Không còn thất nghiệp nhưng có thể còn lạm phát
○ Không còn thất nghiệp và không còn lạm phát
● Vẫn còn một tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp nhất định


MACRO_3_P1_21: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn triệt tiêu lượng dư cung ngoại tệ, NHTW phải:
○ Dùng ngoại tệ để mua nội tệ
● Dùng nội tệ để mua ngoại tệ
○ Không can thiệp vào thị trường ngoại hối
○ Các lựa chọn đều sai

MACRO_3_P1_22: Tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến
○ Cán cân thương mại
○ Cán cân thanh toán
○ Sản lượng quốc gia
● Các lựa chọn đều đúng

MACRO_3_P1_23: Theo lý thuyết của Keynes, những chính sách nào sau đây thích hợp nhất nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp:
● Giảm thuế và gia tăng số mua hàng hóa của chính phủ
○ Tăng thuế và giảm số mua hàng hóa của chính phủ
○ Tăng thuế thu nhập và tăng số mua hàng hóa của chính phủ
○ Phá giá, giảm thuế và giảm số mua hàng hóa của chính phủ

MACRO_3_P1_24: hính sách nào của chính phủ sẽ làm kinh tế tăng trưởng nhiều nhất
○ Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, cung cấp tín dụng thuế đầu tư, và giảm thâm hụt
○ Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, cung cấp tín dụng thuế đầu tư, và tăng thâm hụt
○ Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, cung cấp tín dụng thuế đầu tư, và giảm thâm hụt
● Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, cung cấp tín dụng thuế đầu tư, và tăng thâm hụt

MACRO_3_P1_25: Nếu những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa nào đó và lạm phát trong thực tế lại thấp hơn so với mức mà họ kỳ vọng thì:
○ Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt
● Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt
○ Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng
○ Các lựa chọn đều không đúng

MACRO_3_P1_26: Hàm số tiêu dùng: C bằng 20 + 0,9 Y (Y: thu nhập). Tiết kiệm S ở mức thu nhập khả dụng 100 là:
● S = 10
○ S = 0
○ S = -10
○ Không thể tính được

MACRO_3_P1_27: Tác động ”hất ra ”(Crowding out: hay còn gọi là tác động lấn át) của chính sách tài chính là do:
○ Tăng chi tiêu của chính phủ làm giảm lãi suất, dẫn tới tăng đầu tư, làm tăng hiệu lực kích thích tổng cầu
● Tăng chi tiêu của chính phủ làm tăng lãi suất, dẫn tới giảm đầu tư, làm giảm hiệu lực kích thích tổng cầu
○ Giảm chi tiêu của chính phủ làm tăng lãi suất, dẫn tới giảm đầu tư, làm giảm hiệu lực kích thích tổng cầu
○ Giảm chi tiêu của chính phủ, làm giảm lãi suất, dẫn tới tăng đầu tư, làm tăng hiệu lực kích thích tổng cầu

MACRO_3_P1_28: Theo lý thuyết xác định sản lượng (được minh họa bằng đồ thị có đường 450), nếu tổng chi tiêu kế hoạch (tổng cầu dự kiến) lớn hơn GDP thực (hoặc sản lượng) thì:
○ Các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng để giải phóng thặng dư tồn kho so với mức tồn kho dự kiến
● Các doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm sản lượng tuỳ theo tình hình tồn kho thực tế là ít hơn hay nhiều hơn mức tồn kho dự kiến
○ Các doanh nghiệp sẽ không thay đổi sản lượng vì tồn kho thực tế đã bằng mức tồn kho dự kiến
○ Các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng để bổ sung tồn kho cho đủ mức tồn kho dự kiến.

MACRO_3_P1_29: Mở rộng tiền tệ (hoặc nới lỏng tiền tệ):
○ Là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách giảm thuế, tăng trợ cấp xã hội, hoặc tăng chi tiêu ngân sách
○ Là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán ra chứng khoán nhà nước
● Là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc mua các chứng khoán nhà nước
○ Là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ

MACRO_3_P1_30: Sản lượng tiềm năng (sản lượng toàn dụng) là mức sản lượng:
○ Mà tại đó nếu tăng tổng cầu thì lạm phát sẽ tăng nhanh
○ Mà tại đó nền kinh tế còn tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất
○ Tối đa của nền kinh tế
● Các lựa chọn đều đúng

MACRO_3_P1_31: Giả định lãi suất là 8%. Nếu phải lựa chọn giữa 100$ ngày hôm nay và 116$ ngày này hai năm sau, bạn sẽ chọn:
● 100$ ngày hôm nay
○ 116$ ngày này 2 năm sau
○ Không có gì khác biệt giữa hai phương án trên
○ Không chọn phương án nào

MACRO_3_P1_32: Nếu hai nước cùng khởi đầu với mức GDP bình quân đầu người như nhau, và một nước tăng trưởng với tốc độ 2%/năm còn một nước tăng trưởng 4%/năm
○ GDP bình quân của một nước sẽ luôn lớn hơn GDP bình quân của nước còn lại 2%
● Mức sống của nước có tốc độ tăng trưởng 4% sẽ tăng dần khoảng cách với mức sống của nước tăng trưởng chậm hơn do tăng trưởng kép
○ Mức sống của hai nước sẽ gặp nhau do quy luật lợi suất giảm dần đối với tư bản
○ Năm sau, kinh tế của nước tăng trưởng 4% sẽ lớn gấp hai lần nước tăng trưởng 2%.

MACRO_3_P1_33: hi phí cơ hội của tăng trưởng là:
○ Sự giảm sút về đầu tư hiện tại
○ Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại
● Sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại
○ Sự giảm sút về thuế

MACRO_3_P1_34: âu nhận định nào trong số các câu sau là đúng?
○ Các nước có thể có mức GDP bình quân khác nhau nhưng đều tăng trưởng với tỷ lệ như nhau
○ Các nước có thể có tỷ lệ tăng trưởng khác nhau nhưng mức GDP bình quân của mỗi nước là như nhau
○ Các nước đều có tốc độ tăng trưởng và mức sản lượng như nhau vì mỗi nước đều có được các nhân tố sản xuất giống nhau
● Mức GDP bình quân cũng như tốc độ tăng trưởng của các nước có sự khác nhau lớn, và theo thời gian, các nước nghèo có thể trở nên giàu một cách tương đối.

MACRO_3_P1_35: Giả sử thu nhập của bạn tăng từ 19 triệu lên 31 triệu đồngồng. Trong giai đoạn đó CPI tăng từ 122 lên 169. Nhìn chung mức sống của bạn đã:
○ Giảm
● Tăng
○ Không đổi
○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.

MACRO_3_P1_36: Giả sử không có Chính phủ và ngoại thương nếu tiêu dùng tự định là 30, đầu tư là 40, MPS = 0,1. Mức sản lượng cân bằng là:
○ Khoảng 77
○ 430
● 700
○ 400

MACRO_3_P1_37: Nếu có một sự giảm sút trong đầu tư của tư nhân 10 tỷ MPC bằng 0,75 mức sản lượng sẽ:
● Giảm xuống 40 tỷ
○ Tăng 40 tỷ
○ Giảm xuống 13,33 tỷ
○ Tăng lên 13,33 tỷ

MACRO_3_P1_38: Khi nền kinh tế đạt được mức toàn dụng, điều đó có nghĩa là:
○ Không còn lạm phát
○ Không còn thất nghiệp
● Vẫn còn tồn tại một tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp
○ Các lựa chọn đều sai

MACRO_3_P1_39: ho biết: K=1/(1-MPC). Đây là số nhân trong:
○ Nền kinh tế đóng, không có Chính phủ
○ Nền kinh tế đóng, có Chính phủ
○ Nền kinh tế mở
● Các lựa chọn đều có thể đúng

MACRO_3_P1_40: ác nhà kinh tế học cổ điển cho rằng đường tổng cung AS:
● Thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng
○ AS nằm ngang
○ AS dốc lên
○ AS nằm ngang khi Y < YP và thẳng đứng khi Y = YP

1 2 3 4Next page
Back to top button