284 câu trắc nghiệm Kinh tế học – P1
Bộ đề thi trắc nghiệm kinh tế học (có đáp án). Nội dung bao gồm 284 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 3 phần như sau:
- Phần 1: 98 câu
- Phần 2: 98 câu
- Phần 3: 87 câu
Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 1 gồm 98 câu trắc nghiệm đa lựa chọn + đáp án bên dưới.
KTH_2_P1_1: Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, nên:
○ Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất
○ Giảm chi ngân sách và tăng thuế
○ Các lựa chọn đều sai
● Các lựa chọn đều đúng
KTH_2_P1_2: Mức sống của chúng ta liên quan nhiều nhất đến:
○ Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta
○ Nguồn cung tư bản của chúng ta, vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra
○ Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, vì chúng giới hạn sản xuất
● Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta bằng chính những gì chúng ta sản xuất ra.
KTH_2_P1_3: Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:
● Mục đích sử dụng.
○ Thời gian tiêu thụ.
○ Độ bền trong quá trình sử dụng
○ Các lựa chọn đều đúng
KTH_2_P1_4: Ngân hàng Trung Ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách:
○ Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ
○ Mua hoặc bán ngoại tệ
● Cả hai lựa chọn đều đúng
○ Cả hai lựa chọn đều sai
KTH_2_P1_5: Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động:
○ Học sinh trường trung học chuyên nghiệp
○ Người nội trợ
● Bộ đội xuất ngũ
○ Sinh viên năm cuối
KTH_2_P1_6: Hoạt động nào sau đây của ngân hàng Trung Ương sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ
○ Bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
○ Cho các ngân hàng thương mại vay
● Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại
○ Tăng lãi suất chiết khấu
KTH_2_P1_7: Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của một nước:
○ Đồng nội tệ xuống giá so với đồng ngoại tệ
○ Sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
○ Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng
● Các lựa chọn đều sai
KTH_2_P1_8: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn:
○ Thu nhập quốc gia tăng
○ Xuất khẩu tăng
○ Tiền lương tăng
● Đổi mới công nghệ
KTH_2_P1_9: Những trường hợp nào sau đây có thể tạo ra những áp lực lạm phát
○ Cán cân thanh toán thặng dư trong một thời gian dài
○ Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều
○ Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi NHTW
● Các lựa chọn đều đúng.
KTH_2_P1_10: GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:
○ Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước
○ Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc
○ Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước
● Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc
KTH_2_P1_11: Nếu NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu thì khối lượng tiền tệ sẽ:
○ Tăng
○ Giảm
○ Không đổi
● Không thể kết luận
KTH_2_P1_12: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cầu AD dịch sang phải khi:
○ Nhập khẩu và xuất khẩu tăng
● Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
○ Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp và giảm thuế
○ Các lựa chọn đều đúng
KTH_2_P1_13: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cung AS dịch chuyển khi:
○ Mức giá chung thay đổi
○ Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách
○ Thu nhập quốc gia không đổi
● Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể
KTH_2_P1_14: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:
● Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối
○ Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm
○ Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi, bất luận diễn biến trên thị trường ngoại hối
○ Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng
KTH_2_P1_15: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước tăng nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ:
○ Tăng
● Giảm
○ Không thay đổi
○ Không thể kết luận
KTH_2_P1_16: Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, nếu các yếu tố khác không đổi, Việt Nam sẽ:
○ Thặng dư hoặc thâm hụt cán cân thanh toán
○ Tăng xuất khẩu ròng
○ Tăng thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
● Các lựa chọn đều đúng
KTH_2_P1_17: Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng sẽ:
○ Tăng
● Giảm
○ Không thay đổi
○ Không thể kết luận
KTH_2_P1_18: Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng. Giả sử lãi suất, giá cả và tỷ giá hối đoái không đổi, nếu chính phủ giảm chi tiêu và giảm thuế một lượng bằng nhau, trạng thái của nền kinh tế sẽ thay đổi:
○ Từ suy thoái sang lạm phát
○ Từ suy thoái sang ổn định
○ Từ ổn định sang lạm phát
● Từ ổn định sang suy thoái
KTH_2_P1_19: Tác động ngắn hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ trong nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi là:
○ Sản lượng tăng
○ Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thương mại
○ Đồng nội tệ giảm giá
● Các lựa chọn đều đúng.
KTH_2_P1_20: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn triệt tiêu lượng dư cung ngoại tệ, NHTW phải:
○ Dùng ngoại tệ để mua nội tệ
● Dùng nội tệ để mua ngoại tệ
○ Không can thiệp vào thị trường ngoại hối
○ Các lựa chọn đều sai