Kinh tế họcTrắc nghiệm

287 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P3

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 287 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 3 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 3 gồm 90 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_3_P3_1: Nếu GDP bình quân thực tế của năm 2000 là 18,073$ và GDP bình quân thực tế của năm 2001 là 18,635$ thì tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế trong thời kỳ này là bao nhiêu?
○ 3,0%
● 3,1%
○ 5,62%
○ 18,0%
○ 18,6%

MACRO_3_P3_2: Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm 1989? Doanh thu của:
○ Một chiếc xe Honda sản xuất năm 1989 ở Tennessee
○ Dịch vụ cắt tóc
○ Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản
● Một ngôi nhà được xây dựng năm 1988 và được bán lần đầu tiên trong năm 1989
○ Tất cả các lựa chọn đều được tính vào GDP năm 1989

MACRO_3_P3_3: Nếu một người thợ giày mua một miếng da trị giá 100$, một cuộn chỉ trị giá 50$, và sử dụng chúng để sản xuất và bán những đôi giày trị giá 500$ cho người tiêu dùng, giá trị đóng góp vào GDP là:
○ 50$
○ 100$
● 500$
○ 600$
○ 650$

MACRO_3_P3_4: Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam thì:
● Người nước ngoài đang sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn so với người Việt Nam đang sản xuất ở nước ngoài
○ Người VN đang sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn so với người nước ngoài đang sản xuất ở VN
○ GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
○ GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa
○ Giá trị hàng hóa trung gian lớn hơn giá trị hàng hóa cuối cùng

MACRO_3_P3_5: Khoản chi tiêu 40.000$ mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức của một người dân Mỹ được tính vào GDP của Mỹ như thế nào:
○ Đầu tư tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng tăng 40.000$
● Tiêu dùng tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng giảm 40.000$
○ Xuất khẩu ròng giảm 40.000$
○ Xuất khẩu ròng tăng 40.000$
○ Không có tác động nào vì giao dịch này không liên quan đến sản xuất trong nước

MACRO_3_P3_6: CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá cả của mặt hàng tiêu dùng nào sau đây:
○ Nhà ở
○ Giao thông
○ Chăm sóc y tế
● Thực phẩm và đồ uống
○ Tất cả các lựa chọn đều có cùng một tác động

MACRO_3_P3_7: “Giỏ hàng hóa ” được sử dụng để tính CPI bao gồm:
○ Nguyên vật liệu thô được mua bởi các doanh nghiệp
○ Tất cả các sản phẩm hiện hành
● Các sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng điển hình
○ Tất cả các sản phẩm tiêu dùng
○ Các lựa chọn đều sai.

MACRO_3_P3_8: Lạm phát có thể được đo lường bằng tất cả các chỉ số sau đây trừ:
○ Chỉ số điều chỉnh GDP
○ Chỉ số giá tiêu dùng
○ Chỉ số giá sản xuất
● Chỉ số giá hàng hóa thành phẩm
○ Tất cả các lựa chọn đều được sử dụng để đo lường lạm phát

MACRO_3_P3_9: Để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ không nên làm gì sau đây:
○ Thúc đẩy thương mại tự do
○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
○ Kiểm soát sự gia tăng dân số
○ Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ
● Quốc hữu hóa các ngành quan trọng

MACRO_3_P3_10: Thước đo hợp lý đới với mức sống của một nước là:
● GDP thực bình quân đầu người
○ GDP thực
○ GDP danh nghĩa bình quân đầu người
○ GDP danh nghĩa
○ Tỷ lệ tăng trưởng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người

MACRO_3_P3_11: Nhiều nước Đông Á đang tăng trưởng rất nhanh vì:
○ Họ có nguồn tài nguyên dồi dào
○ Họ là các nước đế quốc và đã vơ vét được của cải từ chiến thắng trước đây trong chiến tranh
● Họ đã giành một tỷ lệ rất lớn của GDP cho tiết kiệm và đầu tư
○ Họ đã luôn luôn giàu có và sẽ tiếp tục giàu có, điều này vẫn được biết đến như là ”nước chảy chỗ trũng”
○ Không có câu trả lời nào đúng

MACRO_3_P3_12: Khi một nước có GDP bình quân rất nhỏ:
○ Nước này phải chịu số mệnh nghèo mãi mãi
○ Nước này chắc hẳn là một nước nhỏ
● Nước này có tiềm năng tăng trưởng tương đối nhanh nhờ ”hiệu ứng bắt kịp”
○ Một sự tăng lên về tư bản có thể sẽ có ảnh hưởng tới sản lượng
○ Không có câu trả lời đúng

MACRO_3_P3_13: Khi một nước giàu có,
○ nước này hầu như không thể nghèo đi một cách tương đối
● Nước này sẽ khó có thể tăng trưởng nhanh chóng do quy luật lợi tức giảm dần đối với tư bản
○ Tư bản trở nên có năng suất hơn nhờ ”hiệu ứng bắt kịp”
○ Nước này không cần vốn nhân lực nữa
○ Không câu trả lời nào đúng

MACRO_3_P3_14: Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất của một quốc gia
○ Vốn nhân lực/ công nhân
○ Tư bản vật chất/ công nhân
○ Tài nguyên thiên nhiên/ công nhân
● Lao động
○ Tri thức công nghệ

MACRO_3_P3_15: Một giám đốc bị mất việc do công ty làm ăn thua lỗ. Ông ta nhận được khoản trợ cấp thôi việc 50 triệu đồngồng thay vì tiền lương 100 triệu đồng/năm trước đây. Vợ ông ta bắt đầu đi làm với mức lương 10 triệu đồng/năm. Con gái ông ta vẫn làm công việc như cũ, nhưng tăng thêm khoản đóng góp cho bố mẹ 5 triệu đồng/năm. Phần đóng góp của gia đình này vào tổng thu nhập quốc dân trong năm sẽ giảm đi:
○ 50 triệu đồng
○ 65 triệu đồng
○ 75 triệu đồng
○ 85 triệu đồng
● 90 triệu đồng

MACRO_3_P3_16: Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP?
○ Tăng giá xe đạp Thống Nhất
○ Tăng giá xe tăng do Bộ Quốc Phòng mua
○ Tăng giá máy bay chiến đấu sản xuất trong nước và được bán cho Lào
● Tăng giá xe máy Spacy được sản xuất ở Nhật và bán ở Việt Nam
○ Tăng giá máy kéo hiệu Bông Sen.

MACRO_3_P3_17: Nếu CPI của năm 1995 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 1995 là 5% thì CPI của năm 1994 là:
○ 135
○ 125
○ 131,5
● 130
○ 105

MACRO_3_P3_18: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá tăng:
● Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất cân bằng
○ Làm dịch chuyền đường cầu tiền sang trái và làm tăng lãi suất cân bằng
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất cân bằng
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm giảm lãi suất cân bằng
○ Các lựa chọn đều sai

MACRO_3_P3_19: Yếu tố nào trong các yếu tố sau đây ít có khả năng nhất trong việc kích thích sự gia tăng đầu tư:
○ Lãi suất giảm
○ Chi tiêu cho tiêu dùng tăng
○ Cạn kiệt hàng tồn kho
● Nhập khẩu tăng
○ Tiến bộ công nghệ

MACRO_3_P3_20: Hạng mục nào dưới đây không nằm trong cách tính GNP
○ Lương giáo viên phổ thông
○ Chi tiêu trợ cấp xã hội
○ Công việc nội trợ được chi trả trong nước
○ Giá trị thỏa mãn của việc giải trí nghỉ ngơi
● Chi tiêu trợ cấp xã hội và giá trị thỏa mãn của việc giải trí nghỉ ngơi


MACRO_3_P3_21: Định nghĩa nào dưới đây miêu tả chính xác nhất nợ quốc gia?
○ Chênh lệch hàng năm giữa chi tiêu Chính phủ với mức thuế thu được
○ Số lượng tiền VNĐ nợ IMF
○ Phần tích lũy thâm hụt cán cân thanh toán thực tế của Việt Nam
● Phần tích lũy thâm hụt ngân sách thực tế của Việt Nam
○ Tổng số nợ nước ngoài đang tồn đọng của nước Việt Nam

MACRO_3_P3_22: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các đầu vào nhập khẩu:
○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
○ Đường tổng cầu dịch chuuyển sang trái
● Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
○ Cả đường tổng cung và tổng cầu đều dịch chuyển sang phải

MACRO_3_P3_23: Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn:
○ Sự thay đổi khối lượng tư bản
○ Sự thay đổi công nghệ
● Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa
○ Sự thay đổi cung về lao động
○ Không có sự kiện nào thỏa mãn câu hỏi trên

MACRO_3_P3_24: Khi OPEC tăng giá dầu thì:
○ Tỷ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu mỏ tăng
○ GDP thực tế ở các nước nhập khẩu dầu mỏ giảm
○ Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu
● Tất cả các câu đều đúng
○ Tất cả các câu đều sai

MACRO_3_P3_25: Trong một nền kinh tế đóng không có Chính phủ, tiêu dùng C và thu nhập Y liên hệ với nhau bằng 1 hàm: C = 400 triệu Bảng + 0,75Y. Tiết kiệm sẽ bằng 0 khi thu nhập quốc dân là:
○ 0
○ 100 triệu Bảng
○ 300 Triệu Bảng
○ 700 triệu Bảng
● 1600 triệu Bảng

MACRO_3_P3_26: Tất cả những điều sau thường dẫn tới tăng nhu cầu tiền trong giao dịch, trừ:
○ Tăng nói chung trong giá cả hàng tiêu dùng
○ Dự đoán giá hàng tiêu dùng tăng
○ Tăng mức thu nhập
● Thuế suất tiêu chuẩn của thuế thu nhập tăng
○ Tăng thuế suất đánh vào giá trị gia tăng

MACRO_3_P3_27: Điểm nào dưới đây không đẩy cán cân thanh toán của Việt Nam đến thặng dư trong tài khoản giao dịch?
○ Tăng số lượng người đi nghỉ từ Pháp, Trung Quốc sang Việt Nam
○ Tăng cổ tức đầu tư của Việt Nam vào Lào
○ Tăng thu nhập từ xuất khẩu nhờ bán đồ cổ sang Mỹ
○ Thuê ít phim Mỹ hơn để chiếu ở Việt Nam, chi phí cho mỗi cuốn phim giữ nguyên
● Bán những khoản đầu tư của Việt Nam ở ngành công nghiệp Campuchia.

MACRO_3_P3_28: Nếu GDP bằng 1000$, tiêu dùng bằng 600$, thuế bằng 100$ và chi tiêu chính phủ bằng 200$, thì:
○ Tiết kiệm bằng 200$, đầu tư bằng 200$
○ Tiết kiệm bằng 300$, đầu tư bằng 300$
○ Tiết kiệm bằng 100$, đầu tư bằng 200$
● Tiết kiệm bằng 200$, đầu tư bằng 100$
○ Tiết kiệm bằng 0$, đầu tư bằng 0$

MACRO_3_P3_29: Trong dài hạn, lạm phát có nguyên nhân ở việc:
○ Các ngân hàng có sức mạnh thị trường và từ chối cho vay tiền
○ Chính phủ tăng thuế quá cao đến mức làm tăng chi phí của việc tiến hành kinh doanh và do vậy, làm tăng giá cả
● Chính phủ cho in quá nhiều tiền
○ Sự gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, ví dụ như lao động và dầu mỏ
○ Các lựa chọn đều sai

MACRO_3_P3_30: Nếu mức giá tăng gấp đôi
○ Lượng cầu tiền giảm một nửa
○ Cung tiền bị cắt giảm một nửa
○ Thu nhập danh nghĩa không bị ảnh hưởng
● Giá trị của tiền bị cắt giảm một nửa
○ Các lựa chọn đều sai

MACRO_3_P3_31: Lý thuyết số lượng tiền tệ kết luận rằng sự gia tăng của cung tiền gây ra:
○ Sự gia tăng tương ứng của tốc độ lưu thông
● Sự gia tăng tương ứng của giá cả
○ Sự gia tăng tương ứng của sản lượng thực tế
○ Sự giảm sút tương ứng của tốc độ lưu thông
○ Sự giảm sút tương ứng của giá cả

MACRO_3_P3_32: Nếu tiền có tính trung lập thì:
○ Sự gia tăng của cung tiền chẳng có ý nghĩa gì cả
○ Cung tiền không thể thay đổi bởi vì nó gắn chặt với một loại hàng hoá, ví dụ vàng
○ Sự thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến thực tế, ví dụ sản lượng thực tế
● Sự thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa, ví dụ giá cả và tiền lương
○ Sự thay đổi của cung tiền làm giảm tốc độ lưu thông một tỷ lệ tương ứng, do vậy không có hiệu ứng nào đối với giá cả hoặc sản lượng thực tế

MACRO_3_P3_33: Các nước sử dụng thuế lạm phát bởi vì:
○ Chính phủ không hiểu được nguyên nhân và hậu quả của lạm phát
○ Chính phủ có được một ngân sách cân bằng
● Chi tiêu của chính phủ rất lớn và khoản thu thuế của chính phủ không tương xứng và họ gặp khó khăn trong việc đi vay
○ Thuế lạm phát là hợp lý nhất trong tất cả các loại thuế
○ Thuế lạm phát là loại thuế có khả năng luỹ tiến nhất (người giàu phải nộp) trong tất cả các loại thuế.

MACRO_3_P3_34: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 7% trong khi đó cung tiền tăng với tốc độ 5%/năm. Nếu chính phủ tăng tốc độ tăng tiền từ 5% lên đến 9%, hiệu ứng Fisher cho thấy rằng trong dài hạn, lãi suất danh nghĩa sẽ là:
○ 0.04
○ 0.09
● 0.11
○ 0.12
○ 0.16

MACRO_3_P3_35: Nếu lạm phát trong thực tế lớn hơn so với mức mà mọi người kỳ vọng, thì:
○ Của cải được tái phân phối từ người đi vay sang người cho vay
● Của cải được tái phân phối từ người cho vay sang người đi vay
○ Không có sự tái phân phối nào xảy ra
○ Lãi suất thực tế không bị ảnh hưởng
○ Tất cả các câu đều sai.

MACRO_3_P3_36: Loại chi phí lạm phát nào sau đây không xảy ra khi lạm phát ổn định và có thể dự kiến được
○ Chi phí mòn giày
○ Chi phí thực đơn
○ Các tác hại do lạm phát gây ra sự biến dạng về thuế
● sự tái phân phối của cải một cách ngẫu nhiên
○ Các chi phí do sự lẫn lộn và bất tiện

MACRO_3_P3_37: Giả sử rằng do lạm phát, người dân Brazil giữ tiền mặt một cách ít nhất và hàng ngày họ tới ngân hàng để rút lượng tiền mặt theo nhu cầu. Đây là một ví dụ về:
● Chi phí mòn giày
○ Chi phí thực đơn
○ Các tác hại do lạm phát gây ra sự biến dạng về thuế
○ Các chi phí do lạm phát gây ra sự biến đổi tương đối của giá cả và điều này gây ra sự phân bổ nguồn lực không có hiệu quả
○ Các chi phí do sự lẫn lộn và bất tiện

MACRO_3_P3_38: Nếu lãi suất thực tế là 4%, tỷ lệ lạm phát là 6%, và thuế suất là 20%, mức lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
○ 0.01
● 0.02
○ 0.03
○ 0.04
○ 0.05

MACRO_3_P3_39: Lời bình luận nào sau đây phản ánh đúng về một tình huống trong đó thu nhập thực tế tăng với tốc độ 3%/năm
○ Nếu lạm phát là 5%, mọi người sẽ nhận được mức lương tăng thêm khoảng 8%/năm
○ Nếu lạm phát là 0%, mọi người sẽ nhận được mức lương tăng thêm khoảng 3%
○ Nếu tiền có tính trung lập, sự gia tăng cung tiền sẽ không làm thay đổi tốc độ gia tăng của thu nhập
● Tất cả các lựa chọn đều đúng
○ Không có câu nào đúng

MACRO_3_P3_40: Câu nào sau đây là đúng?
● Phụ nữ có khuynh hướng có tỷ lệ thất nghiệp như nam giới
○ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới đang tăng
○ Người da đen có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn người da trắng
○ Hầu hết thời gian thất nghiệp là dài hạn, nhưng hầu hết số phiên thất nghiệp quan sát được tại bất kỳ thời điểm nào là ngắn hạn
○ Tất cả các lựa chọn đều đúng

1 2 3 4Next page
Back to top button