Kinh tế họcTrắc nghiệm

342 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P3

MICRO_2_C3_41: Ở hình Trắc nghiệm kinh tế vi mô 2 nếu người tiêu dùng đang ở điểm A, với đường ngân sách và các đường bàng quan đã cho, thì phải:
○ Chuyển đến điểm B
○ Mua ít hàng hóa 1 và nhiều hàng hóa 2 hơn nữa
○ Mua ít hàng hóa 1 và ít hàng hóa 2 hơn nữa
● Giữ nguyên ở A
○ Mua nhiều hàng hóa 1 và ít hàng hóa 2 hơn nữa

MICRO_2_C3_42: Điều kiện cân bằng đối với người tiêu dùng là:
● Đường ngân sách là tiếp tuyến của đường bàng quang
○ Chi tiêu vào các hàng hóa bằng nhau
○ Ích lợi cận biên của mỗi hàng hóa bằng giá của nó
○ Ích lợi cận biên của các hàng hóa bằng nhau
○ a và c

MICRO_2_C3_43: Mục đích của phân tích bàng quan là:
○ Để tìm ra lý thuyết hành vi người sản xuất
○ Để chứng minh quy luật ích lợi cận biên giảm dần
○ Để tìm ra lý thuyết người tiêu dùng mà không đòi hỏi đo lợi ích tuyết tuyệt đối
○ Để chứng minh rằng đường cầu về tất cả các hàng hóa đều dốc xuống
● Để mô tả các hiện tượng thị trường

MICRO_2_C3_44: Theo phân tích bàng quan về hành vi của người tiêu dùng, câu nào sau đây không đúng?
● Mỗi điểm trên đường ngân sách biểu thị một kết hợp hàng hóa khác nhau
○ Tất cả các điểm trên đường bàng quan biểu thị cùng một mức thỏa mãn
○ Tất cả các điểm trên đường ngân sách biểu thị cùng một mức thỏa mãn
○ Độ cong của đường bàng quan biểu thị: càng tiêu dùng nhiều hàng hóa X thì một cá nhân sẵn sàng thay thế một số lượng càng nhiều hàng hóa X để đạt thêm một lượng Y và vẫn có mức độ thỏa mãn như cũ
○ c và d

MICRO_2_C3_45: Các đường bàng quan thường lồi so với gốc tọa độ vì:
● Quy luật ích lợi cận biên giảm dần
○ Quy luật hiệu suất giảm dần
○ Những hạn chế của nền kinh tế trong việc cung cấp những số lượng ngày càng tăng các hàng hóa đang xem xét
○ Sự không ổn định của nhu cầu của cá nhân một người
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C3_46: Thay đổi giá các hàng hóa và thu nhập cùng một tỷ lệ sẽ:
● Làm cho số lượng cân bằng không đổi
○ Làm thay đổi cả giá và lượng cân bằng
○ Làm thay đổi tất cả các giá cân bằng nhưng lượng cân bằng không thay đổi
○ Làm thay đổi tất cả các lượng cân bằng nhưng giá cân bằng không thay đổi
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_TF3_1: Ràng buộc ngân sách chỉ ra rằng lượng chi tiêu vào hàng hóa dịch vụ không thể vượt thu nhập
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_2: Độ dốc của ràng buộc ngân sách biểu thị sự đánh đổi giữa hai hàng hóa
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_3: Thu nhập xác định độ dốc của ràng buộc ngân sách
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_4: Lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho cà phê gọi là ích lợi cận biên của cà phê
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_5: Lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một cốc cà phê bổ sung là ích lợi cận biên của cốc cà phê
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_6: Một người tiêu dùng hợp lý sẽ tăng tiêu dùng một hàng hóa cho đến tận khi ích lợi cận biên của đơn vị cuối cùng bằng giá
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF3_7: Khi thu nhập tăng, đường ngân sách quay, trở nên thoải mái hơn
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_8: Khi thu nhập tăng người tiêu dùng cầu nhiều hàng thứ cấp hơn
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_9: Nếu một cá nhân cầu nhiều hàng hóa hơn khi thu nhập giảm thì hàng hóa đó gọi là hàng hóa bổ sung
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF3_10: Nếu co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0 thì hàng hóa đó là hàng cấp thấp.
● Đúng
○ Sai

Previous page 1 2 3 4 5Next page
Back to top button