Quản trịTrắc nghiệm

Bộ đề thi trắc nghiệm QTKDQT – Chương 2

KDQT_VN1_C2_27: Kể tên 3 trong số 5 chiều trong mô hình văn hóa của Hofstede?
○ Tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước
● Khoảng cách quyền lực
● Tâm lý né tránh rủi ro
○ Tôn giáo
● Định hướng dài hạn

KDQT_VN1_C2_28: Một xã hội có chỉ số quyền lực (PD) cao thì xã hội đó:
○ Quyền lực được chia sẻ và được phân tán đồng đều trong xã hội (a)
○ Chấp nhận sự phân phối không công bằng về quyền lực (b)
○ Mọi người đều hiểu “chỗ đứng” của mình trong xã hội (c)
○ (a) và (c) đúng
● (b) và (c) đúng

KDQT_VN1_C2_29: Phát biểu nào sau đây là đúng về chỉ số chủ nghĩa cá nhân (IDV)?
○ IDV càng cao, càng tốt
○ IDV càng thấp, càng tốt
● IDV thấp chứng tỏ các cá nhân gắn kết mạnh với nhau và mức độ trung thành cũng như tôn trọng dành cho thành viên của nhóm tốt.
○ IDV cao chứng tỏ cá nhân có kết nối chặt chẽ với mọi người.

KDQT_VN1_C2_30: Một xã hội có chỉ số trọng nam (MAS) thấp thì việc thành lập đội nhóm kinh doanh phụ thuộc vào?
○ Tỷ lệ giới tính với tỷ lệ nữ giới áp đảo
○ Tỷ lệ giới tính với tỷ lệ nam giới áp đảo
● Phụ thuộc việc phân bổ hợp lý các kỹ năng chứ không phải giới tính
○ Cân đối hợp lý tỷ lệ giới tính

KDQT_VN1_C2_31: Kể tên 3 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới?
● Tiếng Phổ thông Trung Quốc
● Tiếng Hindi
○ Tiếng Pháp
● Tiếng Anh
○ Tiếng Tây Ban Nha
○ Tiếng Nga

KDQT_VN1_C2_32: Các quốc gia thiết lập hàng rào thương mại nhằm mục đích:
○ Bảo vệ công việc địa phương
○ Khuyến khích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu
○ Bảo vệ những ngành công nghiệp non trẻ
○ Khuyến khích sự đầu tư trong nước,
○ Giảm bớt những vấn đề về cán cân thanh toán
○ Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
● Tất cả đều đúng

KDQT_VN1_C2_33: Sự khác nhau chủ yếu giữa thuế quan và hạn ngạch được thể hiện như sau:

Thuế quan tác động vào -(1)-, hạn ngạch tác động vào -(2)-. Do vậy, lượng nhập khẩu theo -(3)- sẽ thay đổi theo sự biến động của giá thế giới và lượng nhập khẩu theo -(4)- sẽ không thay đổi. Về nguồn thu, -(5)- có thể mang lại nguồn thu cho ngân sách. Trong khi đó, -(6)-có thể mang lại đặc lợi cho người được phân bổ.
● (1) -> Giá
● (2) -> Số lượng
● (3) -> Thuế quan
● (4) -> Hạn ngạch
● (5) -> Thuế quan
● (6) -> Hạn ngạch

KDQT_VN1_C2_34: Một số thuật ngữ trong kinh tế vĩ mô:

Cán cân thương mại là một mục trong -(1) của -(2)- quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Cán cân thương mại còn được gọi là -(3)- hoặc -(4)-.

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Theo IMF (1993), Cán cân thanh toán bao gồm tài khoản vãng lai, -(5)-, thay đổi trong -(6)- và phần sai số.

Tài khoản vãng lai bao gồm cán cân thương mại hàng hóa, cán cân thương mại phi hàng hóa và các chuyển khoản. -(5)-ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác.
● (1) -> tài khoản vãng lai
● (2) -> cán cân thanh toán
● (3) -> xuất khẩu ròng
● (4) -> thặng dư thương mại
● (5) -> tài khoản vốn
● (6) -> Dự trữ ngoại hối

KDQT_VN1_C2_35: Bộ ba bất khả thi trong chính sách tài chính:

Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên -(1)-, vì thế dòng vốn vào sẽ -(2)-, trong khi đó dòng vốn ra sẽ -(3)-. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ -(4)-. Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, dòng tiền đầu tư trong nước có xu hướng chuyển ra bên ngoài hay cán cân vốn xấu đi. Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện.

Ở khía cạnh khác, Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa -(5)-, dòng vốn vào sẽ -(6)-, trong khi dòng vốn ra -(7)-. Hậu quả là, -(8)- xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), -(8)- sẽ được cải thiện.
● (1) -> hấp dẫn hơn
● (2) -> gia tăng
● (3) -> giảm bớt
● (4) -> bị xấu đi
● (5) -> giảm
● (6) -> giảm bớt
● (7) -> gia tăng
● (8) -> tài khoản vốn

KDQT_VN1_C2_35: Xuất khẩu của Việt Nam gia tăng trong một thời gian dài sẽ làm cho tỉ giá của đồng Việt Nam hay đồng Việt Nam – Thông qua đó, lãi suất đồng Việt Nam sẽ và lạm phát trong nước sẽ .
○ tăng, giảm giá, giảm, tăng
● giảm, tăng giá, tăng, giảm
○ tăng, tăng giá, giảm, tăng
○ giảm, giảm giá, tăng, giảm
○ giảm, tăng giá, giảm, tăng
○ Đáp án khác

KDQT_VN1_C2_36: Câu nào sau đây tương ứng với định nghĩa Hofstede về một nền văn hóa đặc trưng bởi khoảng cách quyền lực lớn?
○ Cá nhân đánh giá quyền lực dựa trên sự nhận thức của họ về tính đúng đắn mà nó được thực hiện.
● Quyền lực là thuộc tính cố hữu hàng đầu trong một hệ thống phân cấp.
○ Sẵn sàng thay đổi và đón nhận cơ hội mới
○ Giá trị cao được đặt trên sự cống hiến, làm việc chăm chỉ và tự nhận thức bản thân.
○ Quyền cá nhân được ưu tiên.

Previous page 1 2 3 4Next page
Back to top button