Please Enable JavaScript in your Browser to visit this site

KTL cơ bảnPhân tích hồi quy

Phân tích hiệp phương sai – Stata

Chúng ta sẽ kiểm chứng điều này qua phân tích hiệp phương sai trên Stata bằng câu lệnh anova như sau:
anova after group c.before

Câu lệnh anova này có ý nghĩa rằng phân tích ảnh hưởng của biến group lên biến after trong sự kiểm soát của biến nhiễu before.

Lưu ý: chúng ta thêm tiền tố c. trước biến before để thông báo cho Stata biết biến before là một biến nhiễu dạng liên tục.

Kết quả phân tích hiệp phương sai được thể hiện ở bảng bên dưới:
Kết quả phân tích hiệp phương sai - ancova

kết quả phân tích hiệp phương sai cho thấy tác động của các biến giải thích lên biến phụ thuộc của mô hình là có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, với giá Prob>F = 0.0394 cho thấy tác động của biến group là có ý nghĩa thống kê 5%. Điều đó cho thấy ảnh hưởng của 2 chương trình (A và B) là có ý nghĩa thống kê đến việc giảm lượng thuốc được hút ở 2 nhóm đối tượng tham gia.

Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy hiệp biến (biến nhiễu) before cũng tác động có ý nghĩa đến việc giảm lượng thuốc được hút (ý nghĩa thống kê 3.48%).

Kết quả ước lượng các tham số của phân tích hiệp phương sai được cho tại bảng bên dưới.
Hệ số ước lượng phân tích - ancova

Ở đây, chúng ta chọn nhóm thông thường (group = 1) làm nhóm tham chiếu. Kết quả phân tích hệ số cho thấy số lượng thuốc được hút ở 2 nhóm tham gia chương trình đều giảm so với nhóm thông thường. Trong đó, sự sụt giảm mạnh nhất thể hiện nhóm đối tượng tham gia chương trình B với giá trị 2.069 gói/tuần.

Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lượng thuốc được hút ban đầu và lượng thuốc được hút sau chương trình. Theo đó, ban đầu 1 người hút thêm 1 gói thì sẽ làm tăng 0.385 gói được hút trong 1 tuần sau khi chương trình kết thúc.

KẾT LUẬN VỀ PHÂN TÍCH ANCOVA

Phương pháp phân tích hiệp phương sai đi sâu phân tích rõ vấn đề bằng việc bổ sung biến kiểm soát nhiễu, từ đó, giúp cho việc giải thích được sâu sắc và tính hợp lí của mô hình được cải thiện so với phân tích phương sai 1 chiều.

Bằng cách so sánh kết quả của phương pháp phân tích phương sai 1 chiều và phân tích hiệp phương sai các bạn sẽ phát hiện một khác biệt thú vị này hoặc xem thêm ở bài phân tích hiệp phương sai trên SPSS

About the author

About the author

  • Tính tình: Vui vẻ, chịu khó, ham học hỏi, thích sáng tạo,
  • Quan tâm: Dành hơn 4000 giờ để tìm hiểu Kinh tế lượng,
  • Phương châm: Tích tiểu thành đại – Kiên trì thực hiện.
Previous page 1 2
Back to top button