Kinh tế họcTrắc nghiệm

788 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P6

MACRO_2_P6_61: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 4%, tỉ lệ lạm phát là 6% và thuế suất đánh vào tiền lãi là 20%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
○ 1%.
● 2%.
○ 3%.
○ 4%.

MACRO_2_P6_62: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 2%, tỉ lệ lạm phát là 8% và thuế suất đánh vào tiền lãi là 10%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
○ -1%.
○ 0%.
● 1%.
○ 2%.

MACRO_2_P6_63: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1999-2002 là:
○ Xu hướng giảm lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
○ Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
● Lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
○ Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.

MACRO_2_P6_64: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006 là:
○ Xu hướng giảm lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
○ Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
○ Lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
● Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.

MACRO_2_P6_65: Đường Phillips biểu diễn:
○ Mối quan hệ giữa mức tiền lương và mức thất nghiệp.
○ Mối quan hệ giữa mức giá và mức thất nghiệp.
● Mối quan hệ giữa tốc độ tăng giá và tỉ lệ thất nghiệp.
○ Mối quan hệ giữa sự thay đổi của tỉ lệ lạm phát và sự thay đổi của tỉ lệ thất nghiệp.

MACRO_2_P6_66: Đường Phillips phản ánh mối quan hệ đánh đổi giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Mối quan hệ này xảy ra khi (chọn 2 đáp án đúng):
● trong ngắn hạn.
○ nền kinh tế phi đối phó với các cú sốc từ phía tổng cung.
● nền kinh tế phi đối phó với các cú sốc từ phía tổng cầu.
○ trong dài hạn

MACRO_2_P6_67: Câu nào sau đây đúng khi đề cập đến chi phí cơ hội của việc giữ tiền trong thời kỳ có lạm phát?
○ Nếu lạm phát dự đoán được thì nó có thể được tính vào lãi suất và không gây ra tổn thất gì.
○ Tỉ lệ lạm phát càng cao thì lượng tiền thực tế mọi người nắm giữ trong tay càng lớn.
○ Tỉ lệ lạm phát càng cao thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng nhỏ.
● Tỉ lệ lạm phát càng cao thì lượng tiền thực tế mọi người nắm giữ trong tay càng nhỏ.

MACRO_2_P6_68: Nhìn chung, lạm phát được dự kiến trước có khuynh hướng:
○ Làm giảm mức sống trung bình và mức sản lượng đầu ra.
○ Làm cho thu nhập danh nghĩa tăng nhanh hơn mức giá.
○ Gây ra sự phân phối lại thu nhâp từ người đi vay sang người cho vay.
● Gây ra tổn thất không nhiều cho xã hội nếu lạm phát ổn định ở mức thấp.

MACRO_2_P6_69: Đường Phillips
● Minh hoạ sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
○ Mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và thất nghiệp.
○ Sự đánh đổi giữa sản lượng và thất nghiệp.
○ Mối quan hệ thuận chiều giữa sản lượng và thất nghiệp.

MACRO_2_P6_70: Đường Phillips là sự mở rộng mô hình tổng cung và tổng cầu bởi vì trong ngắn hạn, tăng tổng cầu làm tăng giá và
○ Giảm tăng trưởng
○ Giảm lạm phát.
○ Tăng thất nghiệp.
● Giảm thất nghiệp.

MACRO_2_P6_71: Dọc theo đường Phillips ngắn hạn:
○ Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn.
○ Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.
● Tỉ lệ lạm phát cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn.
○ Tỉ lệ lạm phát cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.

MACRO_2_P6_72: Theo đường Phillips, trong ngắn hạn, nếu các nhà hoạch định chính sách chọn chính sách mở rộng để giảm tỉ lệ thất nghiệp,
○ Nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ có lạm phát thấp hơn.
● Nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ có lạm phát cao hơn.
○ Lạm phát không bị tác động nếu kỳ vọng về giá cả không thay đổi.
○ Không phải những nhận định trên.

MACRO_2_P6_73: Đường cong Phillips mô tả mối quan hệ giữa:
○ Tỉ lệ lạm phát với tốc độ tăng trưởng.
○ Tỉ lệ thất nghiệp với tốc độ tăng trưởng.
● Tỉ lệ lạm phát với tỉ lệ thất nghiệp.
○ Tỉ lệ lạm phát với tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa.

MACRO_2_P6_74: Lạm phát được dự kiến trước gây tổn hại cho:
○ Những người giữ tiền.
○ Những người nhận lương hưu cố định bằng tiền và những người thoả thuận về lương hưu của họ trước khi lạm phát được dự kiến.
○ Các nhà hàng do phải in lại thực đơn.
● Tất cả các câu trên đều đúng.

MACRO_2_P6_75: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này:
● Lãi suất thực tế dự kiến là 4%.
○ Lãi suất thực tế thực hiện là 4%.
○ Lãi suất thực tế dự kiến là 6%.
○ Lãi suất thực tế thực hiện là 2%.

MACRO_2_P6_76: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này lãi suất sẽ (chọn 2 đáp án):
● Lãi suất thực tế dự kiến là 4%.
● Lãi suất thực tế thực hiện là 6%.
○ Lãi suất thực tế dự kiến là 6%.
○ Lãi suất thực tế là 2%.

MACRO_2_P6_77: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này:
● Thu nhập được phân phối lại từ những người đi vay sang những ngườicho vay.
○ Thu nhập được phân phối lại từ những người cho vay sang những người đi vay.
○ Không ai được lợi vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
○ Những người giữ tiền được lợi.

MACRO_2_P6_78: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm phát thực tế là 8%. Trong trường hợp này:
○ Thu nhập được phân phối lại từ những người đi vay sang những ngườicho vay.
● Thu nhập được phân phối lại từ những người cho vay sang những người đi vay.
○ Không ai được lợi vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
○ Những người giữ tiền được lợi.

MACRO_2_P6_79: Trong thời kỳ có lạm phát, chi phí cơ hội của việc giữ tiền bằng (chọn 2 đáp án đúng):
● Lãi suất danh nghĩa.
● Lãi suất thực tế dự kiến cộng tỉ lệ lạm phát dự kiến.
○ Lãi suất thực tế thực hiện.
○ Lãi suất của ngân hàng.

MACRO_2_P6_80: Trong thời kỳ có lạm phát cao hơn mức dự kiến:
● Lãi suất thực tế dự kiến cao hơn lãi suất thực tế thực hiện.
○ Lãi suất thực tế thực hiện cao hơn lãi suất thực tế dự kiến.
○ Không ai bị tổn thất vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
○ Những người giữ tiền được lợi.

Previous page 1 2 3 4Next page
Back to top button