Kinh tế họcTrắc nghiệm

287 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P2

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 287 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 3 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 2 gồm 98 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_3_P2_1: Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C = 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Đầu tư, xuất khẩu ròng và tỷ giá cân bằng lần lượt là:
● I = 750, NX = 0 và ε = 1
○ I = 570, NX = 1 và ε = 1
○ I = 750, NX = 1 và ε = 1
○ I = 570, NX = 0 và ε = 1

MACRO_3_P2_2: Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C = 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1250; T = 1000. Tiết kiệm quốc dân và đầu tư lần lượt bằng:
● S = 500 và I = 750
○ S = 750 và I = 500
○ S = 500 và I = 570
○ S = 750 và I = 750

MACRO_3_P2_3: Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C = 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1250; T = 1000. Xuất khẩu ròng và tỷ giá cân bằng lần lượt bằng:
● NX = -250 và ε = 1,5
○ NX = 250 và ε = 1,5
○ NX = -250 và ε = 1,15
○ NX = 250 và ε = 0,15

MACRO_3_P2_4: Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C = 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Tiết kiệm quốc dân và đầu tư lần lượt bằng:
● S = 750 và I = 500
○ S = 750 và I = 1000
○ S = 7500 và I = 100
○ S = 75 và I = 100

MACRO_3_P2_5: Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX; C = 250 + 0,75(Y – T); I = 1000 – 50r; NX = 500 – 500ε; r = r* = 5; Y = 5000; G = 1000; T = 1000. Xuất khẩu ròng và tỷ giá cân bằng lần lượt bằng:
● NX = 250 và ε = 0,5
○ NX = – 250 và ε = 0,5
○ NX = 250 và ε = 1,5
○ NX = – 250 và ε = 0,15

MACRO_3_P2_6: Ở một thời kỳ, báo chí đưa tin rằng lãi suất danh nghĩa ở Việt Nam là 12% và ở Trung Quốc là 8%. Giả sử lãi suất thực tế của hai nước là như nhau và lý thuyết nganG = sức mua là đúng thì sử dụng phương trình Fisher, có thể rút ra kết luận là:
● Lạm phát dự kiến ở Việt Nam cao hơn lạm phát dự kiến ở Trung Quốc là 4%
○ Lạm phát dự kiến ở Việt Nam thấp hơn lạm phát dự kiến ở Trung Quốc là 4%
○ Lạm phát dự kiến ở Việt Nam bằng lạm phát dự kiến ở Trung Quốc và bằng 4%
○ Không thể xác định được từ những thông tin đã cho

MACRO_3_P2_7: Giả sử các công nhân và các hãng đột nhiên tin rằng lạm phát có thể sẽ tăng cao trong năm tới. Cũng giả sử rằng, nền kinh tế bắt đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn, đường tổng cầu không dịch chuyển và coi mức giá là không đổi thì:
● Công nhân sẽ đòi tăng lương danh nghĩa và tiền lương thực tế sẽ tăng
○ Công nhân sẽ đòi tăng lương danh nghĩa và tiền lương thực tế sẽ giảm
○ Công nhân sẽ không đòi tăng lương danh nghĩa và tiền lương thực tế sẽ tăng
○ Công nhân sẽ đòi tăng lương danh nghĩa và tiền lương thực tế sẽ không tăng

MACRO_3_P2_8: Nếu các hộ gia đình quyết định sẽ tiết kiệm một tỷ lệ ít hơn trước trong thu nhập thì:
● Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
○ Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
○ Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
○ Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm

MACRO_3_P2_9: Các vườn cà phê ở Tây Nguyên trải qua một đợt hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến:
● Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
○ Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
○ Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
○ Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm

MACRO_3_P2_10: Nhiều lao động trẻ tuổi có cơ hội ra nước ngoài làm việc sẽ làm cho:
● Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
○ Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
○ Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
○ Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm

MACRO_3_P2_11: Suy thoái kinh tế ở nước ngoài làm cho người nước ngoài mua hàng hóa Việt Nam ít hơn, từ đó dẫn đến:
● Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
○ Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
○ Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
○ Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm

MACRO_3_P2_12: Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu như (dầu, thép, phân bón, nhựa) tăng mạnh trên thị trường thế giới.
● Đây là cú sốc bất lợi đối với tổng cung. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng và việc làm giảm, còn mức giá tăng.
○ Đây là cú sốc có lợi đối với tổng cung. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng và việc làm giảm, còn mức giá tăng.
○ Đây là cú sốc bất lợi đối với tổng cung. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng tăng, việc làm giảm và mức giá tăng.
○ Đây là cú sốc có lợi đối với tổng cung. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng và việc làm tăng, còn mức giá giảm.

MACRO_3_P2_13: Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu như (dầu, thép, phân bón, nhựa) tăng mạnh trên thị trường thế giới. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa sản lượng trở lại mức tiềm năng thì cần:
● Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, nhưng đồng thời sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn
○ Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, lạm phát giảm.
○ Thắt chặt tài khóa và tiền tệ sẽ giúp ổn định mức giá, nhưng lại đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái
○ Chính phủ nên giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng có giá quốc tế cao. Điều này sẽ làm dịu bớt tác động bất lợi của cú sốc ngoại sinh đến chi phí sản xuất. Điều này sẽ làm giảm áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

MACRO_3_P2_14: Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu như (dầu, thép, phân bón, nhựa) tăng mạnh trên thị trường thế giới. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa mức giá trở về giá trị ban đầu thì cần:
○ Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, nhưng đồng thời sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn
○ Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, lạm phát giảm.
● Thắt chặt tài khóa và tiền tệ sẽ giúp ổn định mức giá, nhưng lại đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái
○ Chính phủ nên giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng có giá quốc tế cao. Điều này sẽ làm dịu bớt tác động bất lợi của cú sốc ngoại sinh đến chi phí sản xuất. Điều này sẽ làm giảm áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

MACRO_3_P2_15: Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu như (dầu, thép, phân bón, nhựa) tăng mạnh trên thị trường thế giới. Nhằm đối phó với cú sốc trên, giải pháp nào chính phủ Việt Nam nên áp dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
○ Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, nhưng đồng thời sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn
○ Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: tăng sản lượng và việc làm, lạm phát giảm.
○ Thắt chặt tài khóa và tiền tệ sẽ giúp ổn định mức giá, nhưng lại đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái
● Chính phủ nên giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng có giá quốc tế cao. Điều này sẽ làm dịu bớt tác động bất lợi của cú sốc ngoại sinh đến chi phí sản xuất. Điều này sẽ làm giảm áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

MACRO_3_P2_16: Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến bằng 100, chi tiêu của chính phủ và thuế đều bằng 100. Hàm tổng chi tiêu dự kiến theo thu nhập là:
○ AE = C + MPC(Y – T) + I + G
○ AE = C(Y – T) + I + G
○ AE = C + I + G
● AE = 0,75Y + 325

MACRO_3_P2_17: Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến bằng 100, chi tiêu của chính phủ và thuế đều bằng 100. Hàm tổng chi tiêu dự kiến theo thu nhập là: AE = 0,75Y + 325. Mức thu nhập cân bằng là:
● Y = 1300
○ Y = 3100
○ Y = 1030
○ Y = 130

MACRO_3_P2_18: Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến bằng 100, chi tiêu của chính phủ bằng 125 và thuế bằng 100. Mức thu nhập cân bằng là:
● Y = 1400
○ Y = 4200
○ Y = 4100
○ Y = 410

MACRO_3_P2_19: Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến bằng 100, chi tiêu của chính phủ và thuế đều bằng 100. Chi tiêu của chính phủ phải bằng bao nhiêu để đạt được thu nhập cân bằng là 1600?
● G = 175
○ G = 157
○ G = 1750
○ G = 150

MACRO_3_P2_20: Trong mô hình giao điểm Keynes, giả sử hàm tiêu dùng có dạng: C = C0+ MPC(Y – T). Trong đó C0 là tham số được gọi là tiêu dùng tự định và MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên. Điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập cân bằng khi người dân tiết kiệm nhiều hơn được biểu thị bằng sự giảm sút của C0?
● Hàm AE sẽ dịch chuyển xuống dưới và thu nhập cân bằng sẽ giảm
○ Hàm AE sẽ dịch chuyển xuống dưới và thu nhập cân bằng sẽ tăng
○ Hàm AE sẽ dịch chuyển lên trên và thu nhập cân bằng sẽ giảm
○ Hàm AE sẽ dịch chuyển lên trên và thu nhập cân bằng sẽ tăng


MACRO_3_P2_21: Giả sử hàm cầu tiền có dạng: MD/P = 1000 -100r. Trong đó r là lãi suất tính bằng phần trăm. Cung tiền danh nghĩa MS = 1000, mức giá là 2. Cung tiền thực tế và lãi suất cân bằng là:
● MS/P = 500 và r = 5%
○ MS/P = 5000 và r = 5%
○ MS/P = 500 và r = 10%
○ MS/P = 50 và r = 15%

MACRO_3_P2_22: Giả sử hàm cầu tiền có dạng: MD/P = 1000 -100r. Trong đó r là lãi suất tính bằng phần trăm. Cung tiền danh nghĩa MS = 1200, mức giá là 2. Cung tiền thực tế và lãi suất cân bằng là:
● MS/P = 600 và r = 4%
○ MS/P = 600 và r = 5%
○ MS/P = 600 và r = 10%
○ MS/P = 60 và r = 15%

MACRO_3_P2_23: Giả sử hàm cầu tiền có dạng: MD/P = 1000 -100r. Trong đó r là lãi suất tính bằng phần trăm. Mức giá là 2. Nếu muốn mức lãi suất cân bằng là 7%, Ngân hàng trung ương cần ấn định mức cung tiền danh nghĩa bằng bao nhiêu?
● MS = 600
○ MS = 60
○ MS = 6000
○ MS = 500

MACRO_3_P2_24: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T bằng 100. Phương trình biểu diễn đường IS và LM lần lượt là:
● Y = 1700 – 100r và Y = 500 + 100r
○ Y = 500 + 100r và Y = 1700 – 100r
○ Y = 1700 + 100r và Y = 500 – 100r
○ Y = 1700 + 100r và Y = 500 + 100r

MACRO_3_P2_25: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T bằng 100. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là:
● Y = 1100 và r = 6%
○ Y = 1000 và r = 6%
○ Y = 100 và r = 16%
○ Y = 100 và r = 5%

MACRO_3_P2_26: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 125; Thuế ròng: T bằng 100. Phương trình biểu diễn đường IS và LM lần lượt là:
● Y = 1900 – 100r và Y = 500 + 100r
○ Y = 500 + 100r và Y = 1900 – 100r
○ Y = 1900 + 100r và Y = 500 – 100r
○ Y = 1900 + 100r và Y = 500 + 100r

MACRO_3_P2_27: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 125; Thuế ròng: T bằng 100. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là:
● Y = 1200 và r = 7%
○ Y = 1200 và r = 6%
○ Y = 1000 và r = 16%
○ Y = 100 và r = 5%

MACRO_3_P2_28: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T bằng 100. Phương trình biểu diễn đường IS và LM lần lượt là:
● Y = 1700 – 100r và Y = 600 + 100r
○ Y = 600 + 100r và Y = 1700 – 100r
○ Y = 1700 + 100r và Y = 600 – 100r
○ Y = 1700 + 100r và Y = 600 + 100r

MACRO_3_P2_29: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T bằng 100. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là:
● Y = 1150 và r = 5,5%
○ Y = 1150 và r = 6%
○ Y = 1510 và r = 16%
○ Y = 1500 và r = 5%

MACRO_3_P2_30: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T bằng 100. Phương trình biểu diễn đường IS và LM lần lượt là:
● Y = 1700 – 100r và Y = 250 + 100r
○ Y = 250 + 100r và Y = 1700 – 100r
○ Y = 1700 + 100r và Y = 250 – 100r
○ Y = 1700 + 100r và Y = 250 + 100r

MACRO_3_P2_31: Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T); Cung tiền danh nghĩa MS = 1000; Cầu tiền thực tế MD = Y – 100r; Mức giá P bằng 2; Đầu tư: I = 225 – 25r; Chi tiêu của chính phủ: G = 75; Thuế ròng: T bằng 100. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là:
● Y = 975 và r = 7,25%
○ Y = 9750 và r = 7,25%
○ Y = 97,5 và r = 6%
○ Y = 97,5 và r = 7%

MACRO_3_P2_32: Giả sử một nền kinh tế có đường Phillips: π = π-1 – 0,5(u – 0,06). Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là:
● 0.06
○ 0,6%
○ 0,06%
○ 0.16

MACRO_3_P2_33: Giả sử một nền kinh tế có đường Phillips: π = π-1 – 0,5(u – 0,06). Thất nghiệp chu kỳ phải là bao nhiêu để lạm phát 5%?
● 0.16
○ 0.1
○ 0.06
○ 0,16%

MACRO_3_P2_34: Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư khi NHTW tăng mức cung tiền?
● Thu nhập tăng, tiêu dùng tăng, lãi suất giảm và đầu tư tăng.
○ Thu nhập giảm, tiêu dùng tăng, lãi suất giảm và đầu tư tăng.
○ Thu nhập tăng, tiêu dùng tăng, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
○ Thu nhập tăng, tiêu dùng giảm, lãi suất tăng và đầu tư giảm.

MACRO_3_P2_35: Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng chi tiêu?
● Thu nhập, lãi suất và tiêu dùng tăng, đầu tư giảm.
○ Thu nhập, lãi suất và tiêu dùng giảm, đầu tư giảm.
○ Thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư giảm.
○ Thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư tăng.

MACRO_3_P2_36: Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng thuế
● Thu nhập và lãi suất giảm, tiêu dùng giảm và đầu tư tăng.
○ Thu nhập tăng và lãi suất giảm, tiêu dùng giảm và đầu tư tăng.
○ Thu nhập và lãi suất giảm, tiêu dùng và đầu tư tăng.
○ Thu nhập và lãi suất tăng, tiêu dùng giảm và đầu tư tăng.

MACRO_3_P2_37: Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng chi tiêu và thuế với quy mô như nhau?
● Thu nhập tăng nhưng tăng ít hơn sự gia tăng của T và G, tiêu dùng giảm, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
○ Thu nhập tăng nhiều hơn sự gia tăng của T và G, tiêu dùng tăng, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
○ Thu nhập tăng nhưng tăng ít hơn sự gia tăng của T và G, tiêu dùng giảm, lãi suất giảm và đầu tư tăng.
○ Thu nhập tăng nhiều hơn sự gia tăng của T và G, tiêu dùng tăng, lãi suất giảm và đầu tư giảm.

MACRO_3_P2_38: Trong một nền kinh tế, khi đầu tư ở mức cao sẽ dẫn đến tình trạng:
● Lạm phát do cầu kéo.
○ Lạm phát do chi phí đẩy.
○ Lạm phát quán tính.
○ Lạm phát đình trệ.

MACRO_3_P2_39: Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân :
○ Tăng cung tiền.
○ Tăng chi tiêu chính phủ.
○ Tăng lượng và giá các yếu tố sản xuất.
● Cả 3 câu đều đúng.

MACRO_3_P2_40: Đường LM dốc lên về phía phải phản ánh quan hệ
○ Lãi suất tăng dẫn đến sản lượng cân bằng tăng.
● Sản lượng tăng dẫn đến lãi suất cân bằng tăng.
○ Lãi suất giảm dẫn đến sản lượng cân bằng giảm.
○ Lãi suất giảm dẫn đến sản lượng cân bằng tăng.

1 2 3 4Next page
Back to top button