KTL cơ bản

Khai báo, truyền giá trị cho đối tượng trên EViews

Đa số các phần mềm thống kê thông dụng như SPSS, EViews, Stata, SAS hay R đều hỗ trợ cả 2 giao thức thực hiện là giao diện – Menu và công cụ lệnh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bản thân thì 2 phần mềm thống kê được kể đầu tiên (SPSS, EViews) không hỗ trợ mạnh công việc lập trình lệnh để xử lý. Việc hỗ trợ các công cụ lập trình lệnh cho phép người sử dụng xử lý các vấn đề phức tạp, cũng như tổng hợp lại các câu lệnh để giải quyết một vấn đề nào đó mà không phải lặp lại các thủ tục thao tác menu nhàm chán. Sử dụng các chương trình lệnh này cho phép chúng ta nhanh chóng có được kết quả ước lượng từ khâu nhập dữ liệu, thống kê mô tả, chạy ước lượng, kiểm định kết quả của một phương pháp bất kì như OLS, Panel data, GMM…

Một chương trình lệnh có định dạng .PRG (tương tự như dofile ở Stata) của phần mềm EViews cho phép chúng ta thực hiện tất cả các điều trên. Bạn có thể vào File/New/Program hoặc gõ lệnh program tại cửa sổ lệnh rồi sau đó nhập các lệnh thao tác cần thực hiện rồi lưu lại dưới định dạng có đuôi là *.PRG; ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các chương trình soạn thảo văn bản như Notepad để soạn thảo các lệnh rồi lưu lại dưới dạng .PRG.

Tuy nhiên, để có thể tạo ra một chương trình lệnh có thể xử lý tất cả các nội dung cần phân tích chỉ bằng 1 cái nhấp chuột thì bạn cần phải phân biệt được các đối tượng trong EViews, hiểu rõ cách sử dụng các lệnh. Đây là một công việc không phải dễ dàng cho tất cả mọi người, tuy nhiên, sẽ là quả ngọt cho những ai đã nắm bắt và vận dụng được nó.

Các bài viết sau sẽ trình bày về khai báo các đối tượng trong EViews, gán/truyền dữ liệu cho các đối tượng, và diễn giải ý nghĩa các lệnh cơ bản như hồi quy bình phương bé nhất (ls) trong dữ liệu chéo, dữ liệu bảng và phương pháp GMM (câu lệnh gmm). Đây là 2 câu lệnh thường gặp khi các bạn ước lượng với dữ liệu bảng.

1. Khai báo đối tượng trong EViews

Cú pháp khai báo một đối tượng như sau:

object_type(options) object_name                                                  (1)

Trong đó:

  • object_name là tên mà bạn muốn đặt cho đối tượng,
  • object_type là loại đối tượng. Các loại đối tượng thường gặp trong Eviews có thể được liệt kê như hình bên dưới.

Các đối tượng trong EViews

 Ví dụ:

  • series lgdp: lgdp là đối tượng kiểu chuỗi (series)
  • equation eq1: biểu thức eq1 có dạng phương trình (equation)
  • matrix(5,5) x: x có dạng ma trận vuông 5×5
  • coef(10) results: tạo một vector hệ số gồm 10 phần tử có tên là results.

Lưu ý: khi mới khai báo, các đối tượng sẽ nhận giá trị mặc định của kiểu đối tượng.

1 2 3Trang sau
Back to top button