Mô hình chính sách công – Phần 1
Thế nào là một mô hình chính sách công? Mô hình chính sách công khác với mô hình phân tích chính sách thông thường như thế nào? Bài viết này sẽ giới thiệu về mô hình phân tích chính sách công từ khái niệm đến quy trình xây dựng và phân tích chính sách công.
1.Thế nào là mô hình chính sách công?
Mô hình chính sách công (Public policy modeling) tập trung vào việc ra quyết định và giải quyết vấn đề thông qua cân bằng hữu dụng hệ thống (utilizing systematic means) và các phương pháp khoa học. Cách tiếp cận này 1) giả định rằng quyết định tạo ra các tình huống; 2) giải quyết vấn đề chính sách; và 3) sử dụng công cụ toán và máy tính để thực hiện các suy diễn logic, khách quan, tin cậy và nhanh chóng.
Mô hình chính sách, một dạng của phân tích và đánh giá chính sách, có ý nghĩa rộng hơn so với khoa học quản lý (tập trung giải quyết vấn đề) và nghiên cứu nghiệp vụ (tập trung giải quyết vấn đề) ở chổ 1) nó bao gồm nhiều chuyên ngành như vật lý, kinh tế, xả hội, và hệ thống chính trị; 2) đòi hỏi áp dụng nhiều kỹ thuật phân tích; 3) tập trung xây dựng mô hình và các đề xuất các giải pháp hơn là các tính toán kỹ thuật chi tiết.
Các nhà quản lý công và hoạch định chính sách thường gặp khó khăn để xử lý bởi vì tính phức tạp gắn liền với sự không chắc chắn của vấn đề. Phân tích chính sách và xây dựng mô hình có thể cung cấp các phương pháp hệ thống để hạn chế đưa ra các quyết định không tốt và nâng cao khả năng giải thích của mô hình. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính sách cần kiểm chứng giữa thực tế với mô hình để kiểm tra tính hợp lý và tin cậy (plausibility) về những gì họ đang xây dựng đến khi vấn đề chính sách được giải quyết.
2.Mô hình là gì?
Một mô hình được định nghĩa là cấu trúc đơn giản hóa thế giới thực. Nó là bảng thu gọn thế thực bằng cách bỏ qua những chi tiết không quan trọng và làm nổi bật những nhân tố quan trọng tác động đến vần đề cần giải quyết. Một mô hình tốt là một mô hình đơng giản mà có thể đại diện cho thế giới thực bằng cách phản ánh các đặc điểm nổi bật (salient features) và những thông tin cần thiết.
Một mô hình quá phức tạp hoặc mô tả chính xác thực tế là rất ít có ý nghĩa thực tiễn và không khả thi (thời gian, chi phí) để xử lý. Ở đây, có một sự đánh đổi giữa khả năng đại diện chính xác thực tế và sự đơn giản của mô hình.
Phương pháp suy diễn toán học (deductive method) được sử dụng để mô tả tổng thể (thế giới thực) thông qua các mẫu dữ liệu đại diện. Một sự suy diễn hợp lý (có ý nghĩa thống kê) nếu mẫu dữ liệu có thể đại diện tốt cho tổng thể. Phép suy diễn toán học được thực hiện dựa trên các giả thuyết đặt ra liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nếu giả thuyết của phương pháp không thỏa mãn cho thấy phương pháp là không hợp lý và các dự báo của nó sẽ không đáng tin cậy. Vì vậy, các nhà phân tích chính sách cần đặt và kiểm tra các giả định liên quan đi kèm với mô hình.
3.Xây dựng mô hình phân tích chính sách
Việc xây dựng mô hình phân tích chính sách là một quá trình mang tính hệ thống. Thông thường, một mô hình phân tích chính sách được xây dựng qua 7 bước sau:
- Định nghĩa/xác định vấn đề chính sách
- Phân loại vấn đề
- Xây dựng mô hình
- Kiểm định mô hình
- Phân tích kết quả/độ nhạy
- Đề xuất chính sách
- Đánh giá kết quả thực hiện