Please Enable JavaScript in your Browser to visit this site

Kiểm địnhKTL cơ bản

Kiểm định T-test cặp đôi

II. THỰC HÀNH KIỂM ĐỊNH T-TEST CẶP ĐÔI TRÊN SPSS

1.

Vào Analyze \( \to \) Compare Means \( \to \) Paired-Samples T Test…
Kiểm định t-test cặp đôi - Paired-Samples t-test

2.

Cửa sổ Paired-Samples T Test mở ra và đưa biến DT2012 và biến DT2013 vào ô Paired Variables

  • Bạn cũng có thể thiết lập độ tin cậy ở phần Paired-Samples T Test: Options của nút Options…
  • Bấm Continue để trở về cửa sổ Paired-Samples T Test và bấm OK để tiến hành thực hiện.
3.

Phân tích kết quả

Kết quả phân tích t-test cặp đôi được thể hiện ở các bảng sau:
Kiểm định t-test cặp đôi - Paired-Samples t-test

  • Bảng Paired Sample Statistics thống kê mô tả về doanh thu chung của các cửa hàng trong 2 năm 2012, 2013. Kết quả cho thấy doanh thu của các cửa hàng năm 2012 cao hơn so với năm 2014.
  • Bảng Paired Samples Correlations cho biết mức độ tương quan của hai biến DT2012, DT2013. Hệ số tương quan 0.485 cho thấy mức tương quan trung bình của 2 biến này.
  • Bảng Paired Samples Test cho biết sự chênh lệch của các cửa hàng trong mẫu dữ liệu. Mức chênh lệch trung bình của các cửa hàng là 294.5 triệu đồng/năm với mức sai lệch chuẩn cao (679.7 triệu đồng/năm). Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Sig. 2-tailed = 0.045).

GHI CHÚ VỀ KIỂM ĐỊNH T-TEST CẶP ĐÔI

  • Bạn chỉ có thể sử dụng t-test cặp đôi khi chỉ có mỗi đối tượng chỉ có một cặp giá trị quan sát. Nếu một hay nhiều đối tượng có hơn một cặp giá trị quan sát thì t-test cặp đôi không được sử dụng. Khi đó, chúng ta phải sử dụng thay thế bằng phân tích phương sai 2 chiều (two-way ANOVA). T-test cặp đôi cũng chỉ được sử dụng để so sánh sự chênh lệch trong từng cặp, giả sử chúng ta muốn so sánh sự chênh lệch về doanh thu giữa các năm 2011, 2012, 2013 thì phân tích phương sai 2 chiều cũng là một lựa chọn thay thế.
  • Ngoài ra, nếu bạn không quan tâm đến yếu tố “cặp đôi” của dữ liệu, bạn cũng có thể sử dụng phân tích phương sai một chiều hoặc t-test trung bình 2 mẫu độc lập. Khi sự chênh lệch trong từng nhóm là nhỏ hơn so với sự chênh lệch giữa các đối tượng thì kiểm định t-test cặp đôi sẽ cho kết quả tốt hơn so với t-test trung bình 2 mẫu độc lập. Do vậy, t-test đi kèm với tính chất “cặp đôi” của dữ liệu.
  • Kiểm định t-test cặp đôi đòi hỏi sự chênh lệch về giá trị trung bình của biến đo lường theo 2 nhóm phải có phối chuẩn. Đây là kiểm định ít nhạy cảm với sự thay đổi trong dữ liệu, do vậy, phần lớn các dữ liệu thỏa mãn được giả định này. Trong trường hợp, tính chuẩn hóa của dữ liệu bị vi phạm nghiêm trọng chúng ta có thể sử dụng kiểm định dấu và hạng Wilcoxon thay thế.

 

Previous page 1 2
Back to top button