Tài chínhTrắc nghiệm

133 câu trắc nghiệm Tài chính quốc tế

Phần 1 gồm 45 câu hỏi + đáp án

Bộ đề thi trắc nghiệm Tài chính quốc tế (có đáp án). Nội dung bao gồm 133 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được phân thành 3 phần. Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Phần 1 gồm 45 câu hỏi (+ đáp án) tiếp theo, được thể hiện như sau:

TCQT_1_46: Các vấn đề nào sau đây là những giả thiết của luật một giá:
○ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
○ Hạn ngạch
○ Chi phí vận chuyển bảo hiểm
● Thị trường cạnh tranh hoàn hảo bỏ qua hàng rào mậu dịch và chi phí vận chuyển bảo hiểm

TCQT_1_47: Giả sử quy luật một giá bị phá vỡ. Trong chế độ tỷ giá cố định, trạng thái cân bằng của luật một giá sẽ được thiết lập vì:
○ Chính phủ dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trưởng
○ Ngân sách trung ương sử dụng công cụ thị trường
○ Chính phủ sẽ áp dụng thuế suất thuế thu nhập cao
● Hàng hoá được vận động từ nơi có mức giá thấp tới nơi có mức giá cao. Từ đó mức giá cả của hàng hoá sẽ ngang bằng ở các thị trường.

TCQT_1_48: Những đặc điểm nào sau đây là nhựơc điểm của thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối:
○ So sánh giá cả rổ hàng hoá tính bằng nội tệ và giá cả số hàng hoá tính bằng ngoại tệ
○ Tôn trọng giả thiết của luật 1 giá
● Tỷ trọng hàng hoá trong rổ
○ Chênh lệch trình độ dân trí

TCQT_1_49: Ý nghĩa của thuyết ngang giá sức mua tương đối là:
○ Đánh giá chi phí sản xuất và năng suất lao động giữa các quốc gia
● Dự đoán thay đổi tỷ giá trong tương lai
● Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ giá
○ Đánh giá khả năng mua hàng của mỗi quốc gia

TCQT_1_50: Những hàng hoá, dịch vụ sau, hàng hoá nào là hàng hoá có thể tham gia thương mại quốc tế (ITG)
● Máy bay, ôtô, phần mềm máy tính
○ Dịch vụ mát xa, nhà hàng, karaoke, cắt tóc
● Truyền hình cáp, báo điện tử
○ Các dịch vụ quân sự

TCQT_1_51: Ý nghĩa của thuyết ngang giá sức mua tổng quát:
○ Sự khác biệt giữa hàng hoá ITG và hàng hoá NITG
○ Kiểm chứng PPP
○ Nguyên nhân tỷ giá chênh lệch khỏi PPP
● Cả 3 vấn đề

TCQT_1_52: Những vấn đề sau vấn đề nào không phải là nguyên nhân tỷ giá chênh lệch khỏi PPP:
○ Thống kê hàng hoá “giống hệt nhau”
○ Chi phí vận chuyển
○ Năng suất lao động
● Không có hàng hoá thay thế nhập khẩu

TCQT_1_53: Lạm phát ở Mỹ là 3% và ở Anh là 5%. Giả sử các giả thiết PPP tồn tại đồng bảng Anh sẽ là:
○ Tăng giá 1,94%
● Giảm giá –1,9%
○ Giảm giá –1,94%
○ Tăng giá 1,9%

TCQT_1_54: Giả sử lãi suất 1 năm của Franc Thụy Sỹ là 3% và USD là 4%. Nếu hiệu ứng Fisher quốc tế tồn tại, đồng Franc Thụy Sỹ sẽ thay đổi:
○ Tăng giá 9,7%
○ Giảm giá 9,7%
● Tăng giá 0,97%
○ Giảm giá 0,97%

TCQT_1_55: Giả sử lãi suất 1 năm GBP là 6% và USD là 4% nên tỷ giá giao ngay của GBP là 1,5 USD/ GBP và hiệu ứng Fisher quốc tế tồn tại, dự kiến tỷ giá giao ngay trong tương lai của GBP/USD sẽ là:
○ 1,5288
○ 1,53
○ 1,47
● 1,4717

TCQT_1_56: Giả sử tỷ giá giao ngay 122 JPY/USD, tỷ giá kỳ hạn là 1 năm 130 JPY/USD, lãi suất USD 1 năm là 5%, giả sử giả thiết CIP tồn tại. Lãi suất của JPY theo công thức dạng chính xác là:
● 11,89%%
○ 6,36%
○ 3,28%
○ 1,67%
Giải thích: Tính theo công thức: (Tf/Ts) = (1+k*iB)/(1+k*iA); Ở đây Tf = 130, Ts = 122, k = 1, iA = 5%. Suy ra: iB hay iJPY = 130*1,05/122 – 1 = 11,89%

TCQT_1_57: Ngang giá sức mua cho rằng:
○ Chi phí cắt tóc ở Việt Nam chính xác bằng với chi phí cắt tóc ở HKông
○ Tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia là bằng nhau
○ Tỷ giá giao ngay là dự báo chính xác cho tỷ lệ lạm phát
● Không câu nào đúng

TCQT_1_58: Các nhà đầu tư Mỹ đòi hỏi tỷ suất sinh lợi thực là 3%. Lạm phát dự kiến ở Mỹ là 5% và rủi ro bằng 0, Lãi suất danh nghĩa của USD theo dạng gần đúng là:
○ 0,07
● 8%
○ 0,03
○ 0,0506

TCQT_1_59: Các nhà đầu tư Anh đòi hỏi tỷ suất sinh lợi thực là 3%. Lạm phát dự kiến ở Anh là 2%, rủi ro = 0, Lãi suất danh nghiã GBP theo công thức dạng gần đúng là:
○ 0,083
● 5%
○ 0,03
○ 8.15%

TCQT_1_60: Lý thuyết ngang giá sức mua tương đối phát biểu rằng:
● Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền đó có xu hướng giảm giá
○ Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn đồng tiền đó sẽ có lãi suất cao hơn
○ Chênh lệch tỷ giá phản ánh chênh lệch lạm phát
○ Lãi suất bao giờ cũng lớn hơn tỷ lệ lạm phát

TCQT_1_61: Luật 1 giá phát biểu rằng: giá cả của hàng hoá trên thế giới sẽ _______________ nếu tính bằng một đồng tiền chung:
● Cân bằng
○ Xấp xỉ cân bằng
○ Chênh lệch
○ Tạo cơ hội nghiệp vụ arbitrage xảy ra

TCQT_1_62: Giả sử tỷ lệ lạm phát của đôla Mỹ là 5% và Yên Nhật là 7%. Dự báo tỷ giá của USD/JPY theo PPP trong năm tới sẽ là?
○ 122,00
● 122,28
○ 117,76
○ 117,77

TCQT_1_63: Nếu lạm phát dự kiến là 5% và tỷ suất sinh lợi thực yêu cầu là 6%. Giả thiết rủi ro không tồn tại thì lãi suất danh nghiã là:
○ 1%
● 11%
○ -1%
○ 6%

TCQT_1_64: Giả sử tỷ giá giao ngay USD/HKD = 7,9127; tỷ lệ lạm phát dự kiến của USD là 5%; tỷ lệ lạm phát dự kiến của HKP là 3%. Tỷ giá giao ngay dự kiến theo PPP sẽ là:
● 7,7619
○ 8,0662
○ 7,9624
○ 8,066

TCQT_1_65: Điều kiện Marstall-Lexker phát biểu rằng nếu trạng thái xuất phát của cán cân vãng lai cân bằng khi phá giá nội tệ dẫn đến:
● Cải thiện các cán cân vãng lai khi ηX + ηM > 1
○ Thâm hụt cán cân vãng lai khi ηX +ηM = 0
○ Cải thiện cán cân vãng lai khi ηX +ηM <0
○ Không làm thay đổi trạng thái cân bằng vãng lai

TCQT_1_66: Giả sử tỷ giá giao ngay của đôla Canada là 0,76 USD/CAD và tỷ giá kỳ hạn 180 ngày là 0,74 USD/CAD sẽ khác biệt tỷ giá kỳ hạn và giao ngay hàm ý:
○ Lạm phát của đôla Mỹ thấp hơn tỷ lệ lạm phát của đôla Canada
○ Lãi suất của đôla Canada cao hơn lãi suất của đôla Mỹ
○ Giá cả hàng hoá ở Canada đắt hơn ở Mỹ
● Đồng CAD kỳ vọng sẽ giảm giá giao ngay 180 ngày so với đôla Mỹ

TCQT_1_67: Giả sử tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1,25. sau 1 năm GBP/USD = 1,0, Tỷ lệ lạm phát trong năm của Anh là 15% và Mỹ là 5%. Chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa sẽ là:
○ –0,1413 USD/GBP
● +0,1413 USD/GBP
○ –0,3690 USD/GBP
○ +0,3690 USD/GBP

TCQT_1_68: Giả sử tỷ giá giao ngay tại thời điểm t: USD/JPY = 120,7; tại thời điểm t+1: USD/JPY = 135,00. Tỷ lệ lạm phát của USD là 5%, JPY là 10%. Đồng yên sẽ được định giá?
● Định giá cao
○ Định giá thấp
○ Ngang giá
○ Nâng giá

TCQT_1_69: Hiện nay VND đang đựơc điều hành theo chế độ tỷ giá nào?
○ Cố định
○ Thả nổi tự do
● Thả nổi có điều kiện
○ ấn định

TCQT_1_70: National Bank yết giá EUR/USD = 1,15/1,17; City Bank yết giá EUR/USD = 1,16/1,14. Nếu chi phí giao dịch = 0 và bạn có 1tr EUR lợi nhuận từ arbitrage địa phương là:
○ 30,000 USD
● 10,000 USD
○ 50,000 USD
○ Không tồn tại arbitrage

TCQT_1_71: Nếu lãi suất 1 năm của USD là 9%. Lãi suất 1 năm của GBP là 13%. Tỷ giá giao ngay của USD/GBP = 0,56. Nếu chi phí tồn tại thì tỷ giá kỳ hạn 1 năm của USD/GBP sẽ là:
○ 0,54
○ 0,56
● 0,58
○ 0,6
Giải thích: Tính theo công thức: (Tf/Ts) = (1+k*iB)/(1+k*iA); Ở đây Ts = 0,56, k = 1, iA = 9%, iB = 13%. Suy ra: Tf = 0,56*1,13/0,09 = 0,5806

TCQT_1_72: Nếu lãi suất của USD = 10%, CHF = 4%. F1/4(CHF/USD) = 0,3864. CIP tồn tại thì tỷ giá giao ngay CHF/USD sẽ là:
○ 0,3902
○ 0,3874
● 0,3631
○ 0,3792
Giải thích: Tính theo công thức: (Tf/Ts) = (1+k*iB)/(1+k*iA); Ở đây Tf = 0,3684, k = 1/4, iA = 4%, iB = 10%. Suy ra: Ts = 0,3684*1,01/0,025 = 0,3631

TCQT_1_73: Tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1,88. F1/2 GBP/USD = 1,9. Sự chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn hàm ý? (giả sử CIP tồn tại)
○ Lãi suất GBP cao hơn lãi suất USD
○ GBP tăng giá so với USD
○ Tỷ lệ lạm phát của đồng GBP giảm
● GBP được kỳ vọng sẽ giảm giá so với USD

TCQT_1_74: Giả sử lãi suất 1 năm của USD là 5% của EUR là 8%. Tỷ giá giao ngay của EUR/USD = 0,75. Tỷ giá kỳ hạn 1 năm của EUR/USD sẽ là (giả sử CIP tồn tại)
● 0,7292
○ 0
○ 0,8192
○ 0,7717
Giải thích: Tính theo công thức: (Tf/Ts) = (1+k*iB)/(1+k*iA); Ở đây Ts = 0,75, k = 1, iA = 8%, iB = 5%. Suy ra: Tf = 0,75*1,08/0,05 = 0,7292

TCQT_1_75: Giả sử S(USD/JPY) = 122; F1(USD/JPY) = 130, Lãi suất USD = 5%. Lãi suất 1 năm của yên Nhật sẽ là bao nhiêu?
● 11,89%
○ 6,56%
○ 3,28%
○ 1,67%
Giải thích: Tính theo công thức: (Tf/Ts) = (1+k*iB)/(1+k*iA); Ở đây Tf = 130, Ts = 122, k = 1, iA = 5%. Suy ra: iB hay iJPY = 130*1,05/122 – 1 = 11,89%

TCQT_1_76: Hình thức arbitrage nào sau đây tận dụng lợi thế tỷ giá chéo?
○ Arbitrage địa phương
○ Arbitrage lãi suất có phòng ngừa
● Arbitrage tam giác
○ Arbitrage lãi suất

TCQT_1_77: Giả sử CIP tồn tại, song kinh doanh chênh lệch lãi suất không khả thi, nguyên nhân là:
○ Chi phí giao dịch
○ Chính sách kiểm soát của chính phủ
○ Thuế thu nhập
● Tất cả

TCQT_1_78: Trong các chi phí sau chi phí nào Không phải là chi phí giao dịch đối với nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch lãi suất có biểu hiện:
○ Phí giao dịch ngoại tệ mua giao ngay
○ Phí giao dịch mua chứng khoán ở nước ngoài
○ Phí giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn
● Phí giao dịch quyền chọn

TCQT_1_79: Nguyên nhân dẫn đến CIP lệch trong thực tế là:
○ Chi phí giao dịch
○ Chi phí giao dịch và xử lý thông tin
○ Thói quen tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu
● Chi phí giao dịch và thu thập xử lý thông tin

TCQT_1_80: Những nhân tố nào cản trở hành vi kinh doanh chênh lệch giá?
○ Yêu cầu ký quỹ khi thiết lập hợp đồng dài hạn
○ Thị trường vốn không hoàn hảo
○ Tính thanh khoản của tài sản tài chính
● Cả 3

TCQT_1_81: Tiêu chí nào người đi vay quyết định vay?
○ Thời hạn khoản vay càng dài càng tốt
○ Chi phí mà giá cao
○ Hợp đồng vay đòi hỏi bảo hành
● Lãi suất vay thấp nhất

TCQT_1_82: Tiêu chí nào nhà đầu tư quyết định đầu tư?
○ Lãi suất cao nhất
○ Rủi ro thấp nhất
○ Tính thanh khoản của tài sản thấp nhất
● Lãi suất thực cao nhất

TCQT_1_83: Thuyết ngang giá lãi suất phát biểu rằng: “chu chuyển vốn hoàn toàn tự do, bỏ qua _______________ và thuế khoá các chứng khoán nội địa và nước ngoài thay thế hoàn hảo cho nhau:
○ Tính thanh khoản của TS
○ Hạn chế của chính phủ
○ Tính không hoàn hảo của thị trường tài chính
● Chi phí giao dịch

TCQT_1_84: Ngang giá lãi suất có bảo hiểm (CIP) phát biểu rằng: “việc đầu tư hay đi vay trên các thị trường tiền tệ quốc tế có bảo hiểm rủi ro ngoại hối, thì _______________ là như nhau cho dù đồng tiền đầu tư (đi vay) là đồng tiền nào
○ Lợi tức
○ Tỷ suất lợi tức
● Lãi suất
○ Lãi tiền vay

TCQT_1_85: Trong chế độ tỷ giá thả hối trạng thái cân bằng của luật 1 giá được thiết lập trở lại vì:
○ Sự can thiệp của chính phủ trên thị trường ngoại hối
○ Giá cả hàng hoá thay đổi
● Sự thay đổi của tỷ giá
○ Không phải các nguyên nhân trên

TCQT_1_86: Tỷ giá ASK (USD/VND) ngân hàng yết giá:
○ Yết giá sẵn sang bán VND
○ Yết giá sẵn sáng mua VND
● Yết giá sẵn sang bán USD
○ Hạ giá có thể bán USD

TCQT_1_87: Tỷ giá BID (USD/JPY) ngân hàng yết giá:
○ Yết giá sẵn sàng bán USD
○ Hạ giá có thể mua USD
● Yết giá sẵn sàng bán JPY
○ Hạ giá có thể bán JPY

TCQT_1_88: Tỷ giá ASK (GBP/USD) ngân hàng:
○ Hạ giá có thể bán GBP
● Hạ giá có thể bán USD
○ Yết giá sẵn sàng mua GBP
○ Yết giá sẵn sàng mua JPY

TCQT_1_89: Tỷ giá ASK (USD/SGD) ngân hàng:
○ Hỏi giá có thể mua SGD
○ Hạ giá có thể bán SGD
○ Yết giá sẵn sàng bán USD
● B&C

TCQT_1_90: Ngân hàng niêm yết giá GBP/USD = 1,6227/30; USD/JPY = 126,75/20. Tỷ giá chéo GBP/JPY sẽ là:
○ 205,68/68
○ 205,68/75
○ 205,68/73
● 205,68/72

Back to top button