Tài chínhTrắc nghiệm

150 câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ

Phần 6 gồm 30 câu hỏi + đáp án

Bộ đề thi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ (có đáp án). Nội dung bao gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được thể hiện trong 6 phần. Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Phần 6 gồm từ chương 8 đến chương 11 với 30 câu hỏi + đáp án như sau:

TCTT_1_C8_1: Trong một nền kinh tế, khi tỷ trọng tiền mặt trong tổng các phương tiện thanh toán giảm xuống, số nhân tiền tệ sẽ thay đổi như thế nào?
● Tăng
○ Giảm
○ Không thay đổi

TCTT_1_C8_2: Lãi suất thoả thuận được áp dụng trong tín dụng ngoại tệ và Đồng Việt Nam được áp dụng ở nước ta từ:
● Tháng 7/2001 và tháng 6/2002
○ Tháng 7/2002 và tháng 7/2003
○ Tháng 7/2001 và tháng 7/2002
○ Tháng 7/2002 và tháng 7/2003

TCTT_1_C8_3: Cơ quan quản lý hoạt động Ngân hàng thương mại có hiệu quả và an toàn nhất sẽ phải là:
● Ngân hàng Trung ương.
○ Bộ Tài chính.
○ Bộ Công an.
○ Bộ tư Pháp.
○ Không phải tất cả các cơ quan nói trên.

TCTT_1_C8_4: Phát hành tiền thông qua kênh tín dụng cho các ngân hàng trung gian là nghiệp vụ phát hành:
● Tạm thời.
○ Vĩnh viễn.
○ Không xác định được.

TCTT_1_C8_5: Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm có các công cụ chủ yếu
○ Chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, các hoạt động trên thị trường mở, chính sách hạn chế tín dụng.
● Chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách chiết khấu và tái chiết khấu, các hoạt động trên thị trường mở, chính sách hạn chế tín dụng.
○ Chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách công nghiệp hoá, các hoạt động trên thị trường mở, chính sách hạn chế tín dụng.
○ Chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, các hoạt động trên thị trường mở, chính sách tài chính doanh nghiệp.

TCTT_1_C8_6: Một số thuật ngữ trong kinh tế vĩ mô:

Cán cân thương mại là một mục trong —(1) của —(2)— quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Cán cân thương mại còn được gọi là —(3)— hoặc —(4)—.

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Theo IMF (1993), Cán cân thanh toán bao gồm tài khoản vãng lai, —(5)—, thay đổi trong —(6)— và phần sai số.

Tài khoản vãng lai bao gồm cán cân thương mại hàng hóa, cán cân thương mại phi hàng hóa và các chuyển khoản. —(5)—ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác.
● (1) -> tài khoản vãng lai
● (2) -> cán cân thanh toán
● (3) -> xuất khẩu ròng
● (4) -> thặng dư thương mại
● (5) -> tài khoản vốn
● (6) -> Dự trữ ngoại hối

TCTT_1_C8_7: Bộ ba bất khả thi trong chính sách tài chính:

Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên —(1)—, vì thế dòng vốn vào sẽ —(2)—, trong khi đó dòng vốn ra sẽ —(3)—. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ —(4)—. Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, dòng tiền đầu tư trong nước có xu hướng chuyển ra bên ngoài hay cán cân vốn xấu đi. Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện.

Ở khía cạnh khác, Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa —(5)—, dòng vốn vào sẽ —(6)—, trong khi dòng vốn ra —(7)—. Hậu quả là, —(8)— xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), —(8)— sẽ được cải thiện.
● (1) -> hấp dẫn hơn
● (2) -> gia tăng
● (3) -> giảm bớt
● (4) -> bị xấu đi
● (5) -> giảm
● (6) -> giảm bớt
● (7) -> gia tăng
● (8) -> tài khoản vốn

TCTT_1_C9_1: Khi Việt Nam bị thiên tai (bão lụt làm mất mùa), tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ sẽ
○ Tăng.
○ Giảm.
○ Không đổi.
● Biến động tăng giá cho Đô la Mỹ.

TCTT_1_C9_2: Khi đồng Franc Pháp tăng giá, bạn thích uống nhiều rượu vang California hơn hay nhiều rượu vang Pháp hơn (bỏ qua yếu tố sở thích)?
○ Rượu vang Pháp.
● Rượu vang California.
Giải thích: vì khi đó rượu Mỹ sẽ trở nên rẻ tương đối
○ Không có căn cứ để quyết định.

TCTT_1_C9_3: Thế giới có thể tiến tới một nền kinh tế hợp nhất với một đồng tiền duy nhất được không?
○ Có thể từ nay đến năm 2010, vì các nước cộng đồng Châu Âu là một ví dụ.
● Sẽ rất khó khăn, vì sự phát triển và nền kinh tế các nước không đồng đều.
○ Chắc chắn thành hiện thực vì mục tiêu chung của các nước là như vậy.
○ Chắc chắn, vì toàn cầu hoá đã trở thành xu thế tất yếu.

TCTT_1_C9_4: Cán cân thanh toán quốc tế của một nước có thực sự là cân đối hay không?
● Có.
○ Không.
○ Cân đối chỉ là ngẫu nhiên tạm thời.
○ Cân đối chỉ khi có sự can thiệp của Chính phủ.

TCTT_1_C9_5: Khi hiệp ước song phương giữa Việt Nam và Mỹ (BTA) được thực hiện, tỷ giá giữa VNĐ và USD sẽ
○ Tăng.
○ Giảm.
○ Không đổi.
● Biến động tăng giá cho đồng Đô la Mỹ.
Giải thích: Về mặt dài hạn tất cả các yếu tố đều làm VND giảm giá
○ Chưa có cơ sở khẳng định.

TCTT_1_C9_6: Chính sách tỷ giá cố định có tác dụng chủ yếu:
○ Bảo trợ mậu dịch đối với các cơ sở sản xuất hàng hoá trong nước.
○ Đảm bảo nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước.
○ Đảm bảo khả năng ổn định sức mua của đồng nội tệ và các mục tiêu kinh tế-xã hội.
● Hạn chế ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế.

TCTT_1_C9_7: Thâm hụt ngân sách của chính phủ có ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế không?
○ Có.
○ Không.
● Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.


TCTT_1_C9_8: Xuất khẩu của Việt Nam gia tăng trong một thời gian dài sẽ làm cho tỉ giá của đồng Việt Nam ——– hay đồng Việt Nam ——— Thông qua đó, lãi suất đồng Việt Nam sẽ ——– và lạm phát trong nước sẽ ———-.
○ tăng, giảm giá, giảm, tăng
● giảm, tăng giá, tăng, giảm
○ tăng, tăng giá, giảm, tăng
○ giảm, giảm giá, tăng, giảm
○ giảm, tăng giá, giảm, tăng
○ Đáp án khác

TCTT_1_C10_1: Trong một nền kinh tế, khi lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên thì điều gì sẽ xảy ra?
● Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng
○ Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm
○ Lãi suất thực sẽ tăng
○ Lãi suất thực sẽ giảm

TCTT_1_C10_2: Việt Nam trong nửa đầu năm 1996 có tình trạng giảm phát, đứng trên giác độ chính sách tiền tệ, điều đó có nghĩa là gì?
○ Cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ.
○ Lãi suất quá cao.
○ Cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền tệ do cầu tiền tệ tăng quá nhanh.
● Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam bị thâm hụt nghiêm trọng.
○ Cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền thực tế.

TCTT_1_C10_3: Khi tổng sản phẩm ở dưới mức tiềm năng, mặt bằng giá cả sẽ ở mức nào nếu đường tổng cầu vẫn không thay đổi sau một thời gian?
○ Mức cao.
○ Mức thấp.
● Lúc đầu ở mức thấp sau đó sẽ tăng lên.
○ Lúc đầu ở mức cao sau đó trở về trạng thái cân bằng.

TCTT_1_C10_4: Lạm phát phi mã là lạm phát ở mức:
○ Nền kinh tế cân bằng trên mức tiềm năng
○ Tỷ lệ lạm phát ở dưới mức 3 chữ số.
● Tỷ lệ lạm phát ở mức 2 chữ số nhưng dưới mức 3 chữ số.
○ Nền kinh tế cân bằng ở mức dưới tiềm năng.

TCTT_1_C10_5: Theo như lý thuyết thì ở nước ta đã có thời kỳ lạm phát đã ở mức:
○ Phi mã.
● Siêu lạm phát.
○ Chỉ ở mức vừa phải hay ở mức có thể kiểm soát được.
○ Chưa bao giờ quá lạm phát phi mã.

TCTT_1_C10_6: Lạm phát sẽ tác động xấu đến:
○ Thu nhập của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
○ Thu nhập của mọi tầng lớp dân cư.
○ Thu nhập của các chuyên gia nước ngoài.
● Thu nhập cố định của những người làm công.

TCTT_1_C10_7: Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở nhiều nước có thể được tổng hợp lại bao gồm:
● Lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy, bội chi Ngân sách Nhà nước và sự tăng trưởng tiền tệ quá mức.
○ Lạm phát do chi phí đẩy, cầu kéo, chiến tranh và thiên tai xảy ra liên tục trong nhiều năm.
○ Những yếu kém trong điều hành của Ngân hàng Trung ương.
○ Lạm phát do cầu kéo, chi phí đảy và những bất ổn về chính trị như bị đảo chính.
○ Không phải các phương án trên.

TCTT_1_C10_8: Đông kết giá cả là cần thiết để:
○ Ngăn chặn tâm lý lạm phát trong khi nền kinh tế chưa bị lạm phát.
○ Ngăn chặn diễn biến của những hậu quả sau lạm phát.
○ Ngăn chặn tâm lý lạm phát trong khi nền kinh tế mới bị lạm phát được 5 năm.
● Ngăn chặn tâm lý lạm phát trong khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu bị lạm phát.
○ Ngăn chặn tâm lý lạm phát trong khi nền kinh tế thoát khỏi tình trạng tái bùng nổ lạm phát.

TCTT_1_C11_1: Theo J. M. Keynes, cầu tiền tệ phụ thuộc vào những nhân tố:
○ Thu nhập, lãi suất, sự ưa chuộng hàng ngoại nhập và mức độ an toàn xã hội.
● Thu nhập, mức giá, lãi suất và các yếu tố xã hội của nền kinh tế.
○ Thu nhập, năng suất lao động, tốc độ lưu thông tiền tệ và lạm phát.
○ Sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ và thu nhập của công chúng.

TCTT_1_C11_2: Nếu công chúng đột nhiên gửi tiền vào các ngân hàng nhiều hơn trước, giả sử các yếu tố khác không đổi, phương trình trao đổi (MV=PY) có biến động không?
○ Có.
○ Không.
● Lúc ban đầu thì có biến động sau đó sẽ trở lại cân bằng ở mức cũ.

TCTT_1_C11_3: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu tiền tệ giảm và lãi suất tăng để:
○ Thông qua sự tác động vào lãi suất để điều tiết cầu tiền tệ để góp phần chống lạm phát.
○ Thông qua sự tác động vào lãi suất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
● Tác động vào lãi suất để điều tiết cầu tiền tệ và ngược lại.
○ Tác động vào cầu tiền tệ để tăng lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu như mong đợi.

TCTT_1_C11_4: Để nghiên cứu về quan hệ giữa cầu tiền tệ và lãi suất, các nhà kinh tế học về “Lượng cầu tài sản” phân chia tài sản trong nền kinh tế thành các dạng:
● Tài sản phi tài chính và tài sản tài chính.
○ Tài sản tài chính và bất động sản.
○ Vàng, ngoại tệ mạnh và các vật cổ quý hiếm.
○ Vàng, ngoại tệ mạnh và đồng Việt Nam.
○ Không phải các dạng trên.

TCTT_1_C11_5: Theo các nhà kinh tế học về “Lượng cầu tài sản” thì lãi suất được định nghĩa là:
○ Chi phí cơ hội của việc hoán đổi tài sản từ dạng tài sản tài chính sang tài sản phi tài chính.
● Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền.
○ Chi phí của việc sử dụng vốn, các dịch vụ tài chính và là giá cả của tín dụng.
○ Tất cả các phương án trên đều đúng.
○ Tất cả các phương án trên đều sai.

TCTT_1_C11_6: Tài sản tài chính khác với tài sản phi tài chính ở đặc điểm:
○ Hình thức tồn tại và nguồn gốc hình thành.
● Khả năng sinh lời và mức độ “liquidity”.
○ Sự ưa thích và tính phổ biến trong công chúng.
○ Khả năng chấp nhận của thị trường.
○ Mức độ quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng đối với mỗi loại đó.

TCTT_1_C11_7: Các ngân hàng thương mại Việt Nam được phép đầu tư vào cổ phiếu ở mức:
○ Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 15% giá trị của công ty cổ phần.
○ Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 30% giá trị của công ty cổ phần.
● Tối đa là 30% vốn chủ sở hữu và 10% giá trị của công ty cổ phần.
○ Không hạn chế

Back to top button