Quản trịTrắc nghiệm

222 câu trắc nghiệm Marketing

Phần 4 gồm 26 câu trắc nghiệm có đáp án

Bộ đề thi trắc nghiệm Quản trị Marketing (có đáp án). Nội dung bao gồm 222 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng sai được phân thành 9 phần.

Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 4 gồm 26 câu trắc nghiệm đa lựa chọn + đáp án bên dưới.

MARKETING_1_C4_1: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không phải là tác nhân môi trường có thể ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng?
○ Kinh tế
○ Văn hoá
○ Chính trị
● Khuyến mại
○ Không câu nào đúng.

MARKETING_1_C4_2: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp ____________ là ví dụ về các nhóm:
○ Thứ cấp
○ Sơ cấp
○ Tham khảo trực tiếp
● (b) và (c)
○ (b) và (a)

MARKETING_1_C4_3: Một khách hàng đã có ý định mua chiếc xe máy A nhưng lại nhận được thông tin từ một người bạn của mình là dịch vụ bảo dưỡng của hãng này không được tốt lắm. Thông tin trên là:
○ Một loại nhiễu trong thông điệp
● Một yếu tố cản trở quyết định mua hàng.
○ Một yếu tố cân nhắc trước khi sử dụng
○ Thông tin thứ cấp.

MARKETING_1_C4_4: Khi một cá nhân cố gắng điều chỉnh các thông tin thu nhận được theo ý nghĩ của anh ta thì quá trình nhận thức đó là:
○ Bảo lưu có chọn lọc
○ Tri giác có chọn lọc
● Bóp méo có chọn lọc.
○ Lĩnh hội có chọn lọc.

MARKETING_1_C4_1: Khái niệm “động cơ” được hiểu là:
○ Hành vi mang tính định hướng.
○ Nhu cầu có khả năng thanh toán.
● Nhu cầu đã trở nên bức thiết buộc con người phải hành động để thoả mãn nhu cầu đó.
○ Tác nhân kích thích của môi trường.

MARKETING_1_C4_6: Một khách hàng có thể không hài lòng với sản phẩm mà họ đã mua và sử dụng; trạng thái cao nhất của sự không hài lòng được biểu hiện bằng thái độ nào sau đây?
○ Tìm kiếm sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm vừa mua trong lần mua kế tiếp.
○ Không mua lại tất cả các sản phẩm khác của doanh nghiệp đó.
● Tẩy chay và truyền tin không tốt về sản phẩm đó.
○ Phàn nàn với Ban lãnh đạo doanh nghiệp
○ Viết thư hoặc gọi điện theo đường dây nóng cho doanh nghiệp.

MARKETING_1_C4_7: Theo lý thuyết của Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ bậc nào?
○ Sinh lý, an toàn, được tôn trọng, cá nhân, tự hoàn thiện.
○ An toàn, sinh lý, tự hoàn thiện, được tôn trọng, cá nhân.
● Sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng, tự hoàn thiện.
○ Không câu nào đúng.

MARKETING_1_C4_8: Một người mà các quyết định của anh ta tác động đến quyết định cuối cùng của người khác được gọi là:
○ Người quyết định
● Người ảnh hưởng
○ Người khởi xướng.
○ Người mua sắm.

MARKETING_1_C4_9: Tập hợp các quan điểm theo niềm tin của một khách hàng về một nhãn hiệu sản phẩm nào đó được gọi là:
○ Các thuộc tính nổi bật.
○ Các chức năng hữu ích
○ Các giá trị tiêu dùng.
● Hình ảnh về nhãn hiệu.

MARKETING_1_C4_10: Theo định nghĩa, ____________ của một con người được thể hiện qua sự quan tâm, hành động, quan điểm về các nhân tố xung quanh.
○ Nhân cách.
○ Tâm lý.
○ Quan niệm của bản thân.
○ Niềm tin.
● Lối sống.


MARKETING_1_C4_11: Hành vi mua của tổ chức khác với hành vi mua của người tiêu dùng ở chỗ:
○ Các tổ chức mua nhiều loại sản phẩm hơn.
○ Các tổ chức khi mua thì có nhiều người tham gia vào quá trình mua hơn.
● Những hợp đồng, bảng báo giá ____________ thường không nhiều trong hành vi mua của người tiêu dùng.
○ Người tiêu dùng là người chuyên nghiệp hơn.

MARKETING_1_C4_12: Hai khách hàng có cùng động cơ như nhau nhưng khi vào cùng một cửa hàng thì lại có sự lựa chọn khác nhau về nhãn hiệu sản phẩm, đó là do họ có sự khác nhau về:
○ Sự chú ý.
● Nhận thức.
○ Thái độ và niềm tin
○ Không câu nào đúng.
○ Tất cả đều đúng.

MARKETING_1_C4_13: Trong giai đoạn tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng thường nhận được thông tin từ nguồn thông tin ____________ nhiều nhất, nhưng nguồn thông tin ____________ lại có vai trò quan trọng cho hành động mua.
○ Cá nhân/ Đại chúng.
○ Thương mại/ Đại chúng.
● Thương mại/ Cá nhân.
○ Đại chúng/ Thương mại.

MARKETING_1_C4_14: Ảnh hưởng của người vợ và người chồng trong các quyết định mua hàng:
○ Phụ thuộc vào việc người nào có thu nhập cao hơn.
○ Thường là như nhau.
● Thường thay đổi tuỳ theo từng sản phẩm.
○ Thường theo ý người vợ vì họ là người mua hàng.
○ Thường theo ý người chồng nếu người vợ không đi làm.

MARKETING_1_C4_15: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng khi so sánh sự khác nhau giữa việc mua hàng của doanh nghiệp và việc mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng?
○ Số lượng người mua ít hơn.
○ Quan hệ lâu dài và gắn bó giữa khách hàng và nhà cung cấp.
● Vấn đề thương lượng ít quan trọng hơn.
○ Mang tính rủi ro phức tạp hơn.

MARKETING_1_TF4_1: Hành vi mua của người tiêu dùng là hành động “trao tiền – nhận hàng”.
Đáp án: F

MARKETING_1_TF4_2: Nếu người bán phóng đại các tính năng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ kỳ vọng nhiều vào sản phẩm, và khi sử dụng sản phẩm này thì mức độ thoả mãn của họ sẽ tăng lên.
Đáp án: F

MARKETING_1_TF4_3: Một trong những khác biệt giữa người mua là các doanh nghiệp và người mua là những người tiêu dùng là các doanh nghiệp khi mua sắm thường dựa vào lý trí nhiều hơn.
Đáp án: T

MARKETING_1_TF4_4: Người tiêu dùng không nhất thiết phải trải qua đầy đủ cả 5 bước trong quá trình mua hàng.
Đáp án: T

MARKETING_1_TF4_5: Người sử dụng sản phẩm cũng chính là người khởi xướng nhu cầu về sản phẩm đó.
Đáp án: F

MARKETING_1_TF4_6: Quá trình mua hàng của người tiêu dùng được kết thúc bằng hành động mua hàng của họ.
Đáp án: F

MARKETING_1_TF4_7: Nghề nghiệp của một người có ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm mà người đó lựa chọn.
Đáp án: T

MARKETING_1_TF4_8: Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng sâu rộng nhất đến tính chất của sản phẩm mà người đó lựa chọn.
Đáp án: F

MARKETING_1_TF4_9: Freud cho rằng phần lớn mọi người đều không có ý thức về những yếu tố tâm lý tạo nên hành vi của họ.
Đáp án: T

MARKETING_1_TF4_10: Do khi mua hàng các doanh nghiệp thường dựa vào lý trí nhiều hơn cho nên việc mua hàng của họ hầu như không có rủi ro.
Đáp án: F

MARKETING_1_TF4_11: Nhóm tham khảo sơ cấp là nhóm mà người tiêu dùng giao tiếp thường xuyên hơn nhóm thứ cấp.
Đáp án: T

Back to top button