Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô – T5

MICRO_1_T5_31: Kinh nghiệm có được do kinh qua công việc:
○ Làm cho đường AC dốc xuống.
○ Làm cho đường AC dốc lên.
○ Làm cho đường chi phí biên dốc xuống.
● Tất cả đều sai.

MICRO_1_T5_32: Tổng doanh thu là 1 triệu, chi phí hiện (explicit costs) là 500 nghìn thì ta có:
○ Lợi nhuận kinh tế là 1 triệu.
○ Lợi nhuận kinh tế là 500 nghìn.
○ Lợi nhuận kinh tế là 200 nghìn.
● Lợi nhuận kinh tế không thể xác định được từ những số liệu này.

MICRO_1_T5_33: Nếu lao động và máy móc được sử dụng theo một tỷ lệ cố định. Khi đó, đường đẳng lượng đại diện cho chúng sẽ có dạng gần với dạng đường nào dưới đây?
● Đường vuông thước thợ, hai cạnh song song với hai trục K và L.
○ Đường thẳng có độ dốc đi xuống.
○ Đường có độ dốc đi xuống và độ dốc giảm dần.
○ Đường có độ dốc đi xuống và độ dốc tăng dần.

MICRO_1_T5_34: Điều nào trong số các điều sau không phải là điều kiện của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
○ Những người mua và người bán là những người chấp nhận giá.
○ Không có rào cản gia nhập ngành.
○ Có thông tin hoàn hảo.
● Các công ty bán hàng tối đa hóa doanh thu.

MICRO_1_T5_35: Giá trong một thị trường cạnh tranh là 6 USD. Chi phí biên của công ty là 4 USD và đường chi phí biên có dạng điển hình. Bạn sẽ khuyên công ty này nên:
○ Tăng giá của mình.
● Tăng sản lượng.
○ Giảm sản lượng.
○ Hạ giá của mình.

MICRO_1_T5_36: Trong một thị trường cạnh tranh, đường nào dưới đây là đường cung của công ty:
○ Đường chi phí bình quân toàn bộ (ATC).
● Đường chi phí biên.
○ Đường chi phí bình quân biến đổi (AVC).
○ Đường doanh thu biên.

MICRO_1_T5_37: Trong cân bằng cạnh tranh dài hạn hầu hết các công ty sẽ:
○ Ra khỏi ngành kinh doanh.
○ Mở rộng sản xuất.
● Chỉ tạo ra lợi nhuận thông thường.
○ Không kiếm được ngay cả lợi nhuận thông thường.

MICRO_1_T5_38: Trong một thị trường cạnh tranh, ta có:
● Đường cung dài hạn có khuynh hướng co dãn hơn đường cung ngắn hạn.
○ Đường cung ngắn hạn có khuynh hướng co dãn hơn đường cung dài hạn.
○ Độ co dãn của đường cung dài hạn và ngắn hạn có khuynh hướng bằng nhau.
○ Không có mối quan hệ gì giữa co dãn dài hạn và co dãn ngắn hạn.

MICRO_1_T5_39: Nếu chi phí biên lớn hơn doanh thu biên thì:
○ Độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
● Độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.
○ Độc quyền đang tối đa hóa lợi nhuận.
○ Chưa thể nói gì về lợi nhuận.

MICRO_1_T5_40: Giả sử chi phí biên, do đó đường cung về gạo là P = 0,5Q + 1 và đường cầu về gạo là Qd = 20 – 4P. Nếu có một hãng độc quyền trên thị trường này, giá và sản lượng được sản xuất sẽ là:
○ P = 11/3; Q = 16/3.
○ P = 11/3; Q = 4.
○ P = 3; Q = 4.
● P = 4; Q = 4.

Previous page 1 2 3 4Next page
Back to top button