Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô – T4

Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False

Bài kiểm tra 4 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:

MICRO_1_T4_1: Kinh tế học liên quan đến những nghiên cứu sâu rộng là làm như thế nào để:
○ quyền lực chính trị được sử dụng một cách có đạo đức để kiếm tiền.
● Các nguồn lực được phân bổ để thỏa mãn những nhu cầu của con người.
○ Tạo sự phù hợp giữa những thực phẩm và những lợi ích khác mà ngân sách gia đình bạn phải sử dụng.
○ Những đồng tiền khác nhau phụ thuộc vào nhau trong một hệ thống chung.

MICRO_1_T4_2: Nếu cần 6 USD để mua một đơn vị hàng hóa A và 3 USD để mua một đơn vị hàng hóa b. Khi đó chi phí cơ hội của hàng hóa B tính theo hàng hóa A là:
○ 2
● 1/2
○ -2
○ -1/2

MICRO_1_T4_3: Đường giới hạn khả năng sản xuất không mô tả điều nào sau đây?
○ Sự khan hiếm.
● Những nhu cầu bị giới hạn.
○ Chi phí cơ hội.
○ Sự lựa chọn bị ràng buộc.

MICRO_1_T4_4: Khi giá cam tăng, những người trồng cam sẽ:
● Sử dụng những phương pháp tiên tiến hơn trong việc trồng cam.
○ Sử dụng nhưng phương pháp rẻ tiền hơn trong việc trồng cam.
○ Tăng cung (đường cung, biểu cung) về cam.
○ Giảm cung về cam.

MICRO_1_T4_5: Hàng hóa A và B là hai hàng hóa thay thế nhau. Việc giảm trong giá hàng hóa A sẽ:
● Giảm số lượng được cầu về hàng hóa B.
○ Tăng số lượng được cầu về hàng hóa B.
○ Giảm cầu hàng hóa B.
○ Tăng cầu hàng hóa B.

MICRO_1_T4_6: Trong thị trường một loại hàng hóa, số lượng cân bằng chắc chắn sẽ giảm nếu:
○ Cả cầu và cung đều tăng.
● Cả cầu và cung đều giảm.
○ Cầu giảm và cung tăng.
○ Cầu tăng và cung giảm.

MICRO_1_T4_7: Một mức giá trần được thiết lập bên dưới mức giá cân bằng, chúng ta có thể dự đoán rằng:
○ Sẽ có sự dịch chuyển sang trái của đường cầu.
○ Sẽ có sự dịch chuyển sang trái của đường cung.
● Số lượng được cầu sẽ lớn hơn số lượng được cung.
○ Số lượng được cung sẽ giảm để bằng với số lượng được cầu.

MICRO_1_T4_8: Giá táo tăng 10% khiến cho số lượng được cầu về táo giảm 5%. Vậy hệ số co dãn của cầu là __________ và cầu là __________
○ -0,5; co dãn.
○ -2,0; co dãn.
● -0,5; không co dãn.
○ -2,0; không co dãn.

MICRO_1_T4_9: Tổng mức doanh thu sẽ giảm nếu giá __________ và cầu là __________.
○ Tăng, không co dãn.
○ Tăng, co dãn một đơn vị.
● Giảm, không co dãn.
○ Giảm, co dãn.

MICRO_1_T4_10: Hệ số co dãn chéo giữa gas Exxon và dầu Havoline là -0,7. Gas Exxon và dầu Havoline là hai hàng hóa __________. Hệ số co dãn chéo giữa gas Exxon và gas BP là __________.
○ Thay thế, dương.
○ Thay thế, âm.
● Bổ sung, dương.
○ Bổ sung, âm.


MICRO_1_T4_11: Ông Nam đang mua bánh và táo với độ thỏa dụng biên của bánh là 12 và độ thỏa dụng biên của táo là 3. Bánh và táo có giá tương ứng là 8 đồng và 2 đồng. Chúng ta có thể nói rằng ông Nam:
○ Sử dụng quá ít bánh và chưa đủ về táo.
○ Sử dụng quá nhiều bánh và chưa đủ về táo.
● Đã sử dụng thu nhập của mình cho bánh và táo làm tối đa hóa độ thỏa dụng.
○ Đang thất bại trong việc tối đa hóa độ thỏa dụng.

MICRO_1_T4_12: Chúng ta thấy rằng (MUsữa /MUmứt) < (Psữa/Pmứt). Để tăng độ thỏa dụng, bạn phải chi tiêu:
○ Nhiều sữa hơn và nhiều mứt hơn.
● Ít sữa hơn và nhiều mứt hơn.
○ Ít sữa hơn và ít mứt hơn.
○ Nhiều sữa hơn và ít mứt hơn.

MICRO_1_T4_13: Hiệu ứng thay thế giúp giải thích tại sao khi giá hàng hóa A tăng thì:
○ Người bán dịch chuyển sản xuất và tăng số lượng cung về hàng hóa A.
○ Cầu về hàng hóa khác tăng.
○ Co dãn theo giá tăng dọc theo đường cầu.
● Đường cầu hàng hóa A dốc như thế nào.

MICRO_1_T4_14: Kim cương đắt hơn nước vì giá của một sản phẩm có khuynh hướng phản ánh __________ của nó:
○ Toàn bộ giá trị.
○ Thặng dư tiêu dùng.
● Giá trị biên.
○ Sở thích nổi trội.

MICRO_1_T4_15: Trong dài hạn:
○ Đa số các nguồn lực không cố định.
○ Tất cả các công ty sẽ kiếm được lợi nhuận kinh tế dương.
○ Một công ty có thể hoán chuyển các đầu vào của nó nhưng không thể thay đổi những đầu vào cố định của nó.
● Công ty này có thể rời khỏi ngành nếu có lựa chọn như vậy.

MICRO_1_T4_16: Trên một đường đẳng lượng cho trước, một công ty đang thuê quá nhiều vốn (K) và không đủ lao động (L) thì:
● Công ty đang thất bại trong việc tối thiểu hóa chi phí.
○ Sản phẩm biên của vốn lớn hơn sản phẩm biên của laod 9ong65.
○ Giá thuê vốn sẽ giảm.
○ Sản phẩm biên của vốn nhỏ hơn sản phẩm biên của lao động.

MICRO_1_T4_17: Đường __________. tiếp tục giảm khi sản lượng tăng.
● AFC
○ AVC
○ FC
○ TVC

MICRO_1_T4_18: Trong cân bằng cạnh tranh dài hạn, điều nào sau đây là sai?
○ P = MR
○ P = SRMC
○ LRAC tối thiểu hóa.
● SRMC tối thiểu hóa.

MICRO_1_T4_19: Trên tất cả các điểm dọc theo đường cung dài hạn của ngành ta có:
○ Mức giá của ngành không đổi.
● Tất cả các công ty kiếm được lợi nhuận thông thường.
○ Tất cả các công ty kiếm được lợi nhuận kinh tế.
○ Mức sản lượng của ngành không đổi.

MICRO_1_T4_20: Một công ty đang ở mức sản lượng mà ở đó MC đi qua AVC, chúng ta suy ra rằng:
○ AVC đang tăng.
○ AVC đang giảm.
● ATC đang giảm.
○ ATC đang tăng.

1 2 3 4Next page
Back to top button