Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô – T6

Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False

Bài kiểm tra 6 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:

MICRO_1_T6_1: Khan hiếm có thể giảm nếu:
○ Các cá nhân làm việc ít hơn và muốn tiêu dùng ít hơn các hàng hóa.
● Các cá nhân làm việc nhiều hơn và muốn tiêu dùng ít hơn các hàng hóa.
○ Dân số thế giới tăng nhưng sản xuất vẫn còn như cũ.
○ Đổi mới đi vào giai đoạn khó khăn.

MICRO_1_T6_2: Để đưa ra các quyết định, các nhà kinh tế học chỉ sử dụng:
○ Các chi phí tiền tệ.
● Các chi phí cơ hội.
○ Các chi phí lợi ích.
○ Các chi phí VNĐ.

MICRO_1_T6_3: Phát biểu “việc phân phối thu nhập phải để cho thị trường” là một phát biểu:
○ Thực chứng.
● Chuẩn tắc.
○ Kinh tế – Xã hội.
○ Khách quan.

MICRO_1_T6_4: Cơ sở của việc nghiên cứu kinh tế học là:
○ Trước hết chúng ta phải dựa vào nền tảng về vi mô.
○ Trước hết chúng ta phải dựa vào nền tảng về vĩ mô.
● Chúng ta phải nghiên cứu toàn bộ và đồng thời phải dựa vào cả nền tảng vi mô và vĩ mô.
○ Chúng ta phải dựa vào nền tảng được xây dựng ở đâu đó giữa vi mô và vĩ mô.

MICRO_1_T6_5: Để cho một thị trường tồn tại, người ta phải có:
○ Quyền sở hữu công cộng.
● Quyền sở hữu tư nhân.
○ Một sự kết hợp quyền sở hữu công cộng và tư nhân.
○ Quyền điều chỉnh.

MICRO_1_T6_6: Nếu giá của máy điều hòa giảm, khi đó sẽ có:
○ Cầu về máy điều hòa tăng lên.
● Số lượng được cầu về máy điều hòa tăng lên.
○ Đòi hỏi về chất lượng máy điều hòa tăng lên.
○ Sự dịch chuyển trong cầu về máy điều hòa.

MICRO_1_T6_7: Giá thị trường của một hàng hóa và chi phí sản xuất của nó có quan hệ như thế nào?
○ Nếu giá ở bên dưới chi phí sản xuất, sẽ có một sự dịch chuyển đường cầu.
● Chi phí sản xuất ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa mà người sản xuất sẽ đưa ra bán ở mỗi mức giá.
○ Giá cả không bao giờ giảm xuống bên dưới chi phí sản xuất.
○ Giá cả không bao giờ tăng vượt quá chi phí sản xuất.

MICRO_1_T6_8: Trong phân tích cân bằng từng phần người ta thường đặt giả định là:
○ Những điều kiện khác không đổi và từ bỏ chúng.
○ Những điều kiện khác không đổi.
● Những điều kiện khác không đổi, nhưng người ta quay trở lại xem xét chúng khi người ta vận dụng chúng.
○ Những điều kiện khác không đổi và người ta đưa từng điều kiện vào phân tích.

MICRO_1_T6_9: Hàng hóa A có nhiều hàng hóa thay thế hơn hàng hóa B, vậy:
● Đường cầu hàng hóa A thoải hơn.
○ Đường cầu hàng hóa B thoải hơn.
○ Chúng ta không thể nói gì về độ dốc tương đối của hai đường cầu này.
○ Đường cầu hàng hóa B dịch chuyển ra ngoài nhiều hơn.

MICRO_1_T6_10: Đường cầu thị trường sẽ luôn luôn:
● Thoải hơn các đường cầu cá nhân đã tạo ra nó.
○ Dốc hơn các đường cầu cá nhân đã tạo ra nó.
○ Có cùng độ dốc với các đường cầu cá nhân đã tạo ra nó.
○ Không có liên quan đến các đường cầu cá nhân và độ dốc của nó.


MICRO_1_T6_11: Bạn là một nhà cung cấp hàng hóa A và đột nhiên một bạn hàng đã bỏ quan hệ từ lâu điện thoại đến. Trong trường hợp này, hàng hóa của bạn có thể:
● Đang dư cầu.
○ Đang dư cung.
○ Đang trong trạng thái cân bằng.
○ Vừa dư cung, vừa dư cầu.

MICRO_1_T6_12: Có một trận lụt, vậy điều gì sẽ xảy ra với mức giá đóng chai
● Sẽ tăng.
○ Sẽ giảm.
○ Vẫn còn như cũ.
○ Sẽ giảm đến Zero.

MICRO_1_T6_13: Các phương trình cung và cầu về một loại hàng hóa được cho như sau: Qs= -4 + 2P va Qd= 14 -4P. Mức giá và sản lượng cân bằng sẽ là:
● P=3, Q=2.
○ P=2, Q=3.
○ P=2, Q=10.
○ P=2, Q=2.

MICRO_1_T6_14: Cung và cầu về áo mưa được cho như sau: Qs = -50+5P và Qd= 100-5P. Trời năm nay nắng nhiều khiến cho cầu về áo mưa giảm đi 30 đơn vị. Giá và số lượng cân bằng thị trường là:
○ P=10, Q=12.
● P=12, Q=10.
○ P=10, Q=60.
○ P=30, Q=10.

MICRO_1_T6_15: Nếu áp đặt sàn giá sẽ dẫn đến kết quả là:
○ Số lượng được cầu vượt quá số lượng được cung.
● Số lượng được cung vượt quá số lượng được cầu.
○ Cầu vượt cung.
○ Cung vượt cầu.

MICRO_1_T6_16: Khi giá của một hàng hóa tăng từ 10 lên 11, số lượng được cầu giảm từ 100 xuống 99. Vậy co giãn của cầu xấp xỉ là:
● 0,1.
○ 1,0.
○ 10
○ 100

MICRO_1_T6_17: Một mức tăng giá đáng kể nhưng hầu như không có sự tăng nào trong số lượng được coi như là kết quả của:
○ Cầu co giãn cao và cung dịch phải.
● Cung rất kém co dãn và cầu dịch phải.
○ Cầu kém cơ dãn và cung dịch phải.
○ Cung co dãn cao và cầu dịch trái.

MICRO_1_T6_18: Một mức giảm số lượng đáng kể nhưng hầu như không có sự thay đổi nào trong giá được coi như là kết quả của:
○ Cầu co dãn cao và cung dịch phải.
○ Cung rất kém co dãn và cầu dịch trái.
○ Cầu rất kém co dãn và cung dịch phải.
● Cung co dãn cao và cầu dịch trái.

MICRO_1_T6_19: Nguyên lý độ thỏa dụng biên giảm dần phát biểu rằng:
○ Sau một điểm nào đó, độ thỏa dụng biên từ mỗi đơn vị hàng hóa sử dụng thêm là không đổi đối với người tiêu dùng.
○ Sau một điểm nào đó, độ thỏa dụng biên từ mỗi đơn vị hàng hóa sử dụng thêm là tăng dần đối với người tiêu dùng.
● Sau một điểm nào đó, độ thỏa dụng biên từ mỗi đơn vị hàng hóa sử dụng thêm là giảm dần đối với người tiêu dùng.
○ Sau một điểm nào đó, độ thỏa dụng biên từ mỗi đơn vị hàng hóa sử dụng thêm là tiến tới vô cùng đối với người tiêu dùng.

MICRO_1_T6_20: Giá hàng A là 1USD, giá hàng B là 2USD. Độ thỏa dụng biên nhận được từ hàng hóa A là 30, độ thỏa dụng biên nhận được từ hàng hóa B là 40. Bạn cần phải:
● Tiêu dùng hàng hóa A nhiều hơn và hàng hóa B ít hơn.
○ Tiêu dùng hàng hóa B nhiều hơn và hàng hóa A ít hơn.
○ Tiêu dùng một số lượng bằng nhau cả hai hàng hóa.
○ Nhận ra rằng mình không đủ thông tin để giải đáp.

1 2 3 4Next page
Back to top button