Kinh tế họcTrắc nghiệm

788 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô – P4

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 8 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 4 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_2_P4_1: Khi tính số nhân chi tiêu chính phủ, chúng ta:
○ Giả thiết chi tiêu chính phủ là trung lập – chúng không ảnh hưởng đến chi tiêu tư nhân.
○ Đã tự lừa dối mình vì chi tiêu chính phủ cần được tài trợ và thuế tăng sẽ làm triệt tiêu bất cứ ảnh hưởng kích thích nào từ tăng chi tiêu chính phủ.
○ Đã ngầm định giả thiết rằng các khoản mục chính phủ mua sẽ có ích cho xã hội và không phải là các dự án đơn thuần tạo việc làm.
● Cần phải biết giá trị của MPC.

MACRO_2_P4_2: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình tăng tiết kiệm?
○ Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
○ Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
● Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.

MACRO_2_P4_3: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
○ Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
○ Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
● Câu 1 và 3 đúng.

MACRO_2_P4_4: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
○ Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
○ Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
● Tất cả các câu trên đúng.

MACRO_2_P4_5: Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng xuống dưới?
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
● Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
○ Thu nhập khả dụng giảm.
○ Câu 2 và 3 đúng.

MACRO_2_P4_6: Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng lên trên?
○ Thu nhập khả dụng tăng.
● Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
○ Câu 1 và 2 đúng.

MACRO_2_P4_7: Độ dốc của đường tiết kiệm bằng (chọn 2 đáp án đúng):
○ S/Yd.
● 1 – MPC.
● MPS.
○ MPC.

MACRO_2_P4_8: Độ dốc của đường C = (chọn 2 đáp án đúng):
○ C/Yd.
● MPC.
● 1 – MPS.
○ MPS.

MACRO_2_P4_9: Nếu hàm tiết kiệm là S = -25 + 0,4Yd, thì hàm tiêu dùng sẽ có dạng:
○ C = -25 + 0,4Yd
○ C = 25 – 0,4Yd
● C = 25 + 0,6Yd
○ C = 25 – 0,4Yd

MACRO_2_P4_10: Nếu hàm tiêu dùng là C = 50 + 0,8Yd, thì hàm tiết kiệm sẽ là:
○ S = 50 + 0,2Yd
○ S = 50 – 0,2Yd
● S = -50 + 0,2Yd
○ S = -50 + 0,8Yd

MACRO_2_P4_11: Trên phần đường tiêu dùng nằm bên dưới đường 45 độ, thì các hộ gia đình:
○ Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
○ Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
● Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ.
○ Tiết kiệm tăng.

MACRO_2_P4_12: Trên phần đường tiêu dùng nằm phía trên đường 45 độ, các hộ gia đình:
○ Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
● Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
○ Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ.
○ Tiết kiệm tăng.

MACRO_2_P4_13: Câu nào dưới đây là đúng khi đề cập đến mối quan hệ giữa MPC và MPS?
○ Nếu MPC tăng, thì MPS cũng tăng.
○ Nếu MPS giảm, thì MPC cũng giảm.
○ MPC – MPS = 1.
● MPC + MPS = 1

MACRO_2_P4_14: Điều nào dưới đây được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự biến động của đầu tư?
○ Sự thay đổi lãi suất thực tế.
● Sự thay đổi kỳ vọng về triển vọng thị trường trong tương lai.
○ Sự thay đổi lạm phát dự tính.
○ Sự thay đổi lãi suất danh nghĩa.

MACRO_2_P4_15: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và tổng chi tiêu dự kiến:
○ Giống như sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng.
○ Bằng với thâm hụt ngân sách của chính phủ.
○ Bằng với cán cân thương mại.
● Phản ánh sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch của các doanh nghiệp.

MACRO_2_P4_16: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu nếu sản lượng không ở trạng thái cân bằng:
○ Sự can thiệp của chính phủ là cần thiếtnhằm đảm bảorằng sản lượng thay đổi theo hướng hợp lý.
○ Sản lượng sẽ thay đổi cho tới khi đạt trạng thái cânbằng ở mức sản lượng trong dài hạn của nền kinh tế.
○ Thất nghiệp phải quá nhiều trong nền kinh tế.
● Sản lượng luôn có xu hướng thay đổi cho tới khi cân bằng với tổng chi tiêu dự kiến.

MACRO_2_P4_17: Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm phía trên đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng:
○ Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
● Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
○ Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
○ Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.

MACRO_2_P4_18: Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm bên dưới đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng:
○ Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
○ Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
● Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
○ Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.

MACRO_2_P4_19: Giả sử hàm tiết kiệm của một nền kinh tế đóng có dạng S = -100 + 0,2Yd và thuế suất biên là 25%. Ảnh hưởng đến thu nhập cân bằng của việc giảm tiêu dùng tự định 50 là:
○ Thu nhập giảm 250.
● Thu nhập giảm 125.
○ Thu nhập giảm 200.
○ Thu nhập giảm 100.

MACRO_2_P4_20: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ giảm bớt cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó:
○ Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi.
○ Thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi.
○ Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng.
● Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm.


MACRO_2_P4_21: Trong mô hình thu nhập – chi tiêu về nền kinh tế giản đơn, đầu tư tăng 20 sẽ làm cho sản lượng tăng 100,nếu
● MPS = 1/5.
○ MPC = 1/5.
○ Tỉ lệ thu nhập so với đầu tư là 4/5.
○ Nếu sự thay đổi tiêu dùng chia cho sự thay đổi thu nhập bằng 5/4.

MACRO_2_P4_22: Lý do mà sự gia tăng của chi tiêu tự định dẫn đến sự gia tăng lớn hơn của thu nhập cân bằng là:
● Khi các doanh nghiệp tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, điều này đến lượt nó sẽ làm tăng tiêu dùng.
○ Số nhân tăng lên cùng với sự gia tăng của chi tiêu tự định.
○ Khi sản lượng tăng, giá cả tăng, và điều nàylàm sản lượng tiếp tục tăng.
○ Khi sản lượng tăng, dân cư giảm tiết kiệm, do đó làm tăng tiêu dùng và tổng cầu.

MACRO_2_P4_23: Trong nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập, nếu MPS = 0,25, giá trị của số nhân thuế là:
○ -0,75.
○ -1,50.
● -3,00.
○ -4,00.

MACRO_2_P4_24: Trong nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập, nếu MPS = 0,25, giá trị của số nhân chi tiêu là:
○ 0,75.
○ 1,50.
○ 3,00.
● 4,00

MACRO_2_P4_25: Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi xuất khẩu tăng thêm 66 tỉ đồng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ tăng thêm:
○ 66 tỉ.
○ 120 tỉ.
○ 16 tỉ.
● 100 tỉ.

MACRO_2_P4_26: Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi đầu tư giảm bớt 132 tỉ đồng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm bớt:
○ 132 tỉ.
○ 240 tỉ.
○ 32 tỉ.
● 200 tỉ.

MACRO_2_P4_27: Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập. Nếu hàm tiêu dùng là C = 400 + 0,75Yd, thì ảnh hưởng của việc giảm thuế đi 100 đến mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
○ Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 400.
● Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 300.
○ Sản lượng cân bằng sẽ giảm đi 300.
○ Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 100.

MACRO_2_P4_28: Giả sử đầu tư tăng thêm 250 và xuất khẩu tăng thêm 650. Với xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC = C/Y) là 0,8 và MPM bằng 0,05, thì thu nhập quốc dân sẽ tăng thêm:
○ 900
○ 2025
● 3600
○ 4500

MACRO_2_P4_29: 2 điều nào dưới đây là ví dụ về chính sách tài khoá mở rộng?
● Tăng chi tiêu chính phủ.
○ Tăng thuế.
● Tăng trợ cấp cho các hộ gia đình.
○ Giảm chi tiêu chính phủ.

MACRO_2_P4_30: 2 yếu tố nào dưới đây được coi là cơ chế tự ổn định của nền kinh tế?
● Thuế thu nhập luỹ tiến.
○ Xuất khẩu.
● Trợ cấp thấp nghiệp.
○ Thuế thu nhập cá nhân.

MACRO_2_P4_31: Yếu tố nào dưới đây được coi là cơ chế tự ổn định của nền kinh tế?
○ Thuế không phụ thuộc vào thu nhập.
○ Xuất khẩu.
● Trợ cấp thấp nghiệp.
○ Câu 1 và 3 đúng.

MACRO_2_P4_32: Thâm hụt ngân sách phát sinh khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công được gọi là:
○ Thâm hụt thực tế.
○ Thâm hụt chu kỳ.
● Thâm hụt cơ cấu.
○ Thâm hụt dự kiến.

MACRO_2_P4_33: Chính phủ có thể khắc phục thâm hụt ngân sách cơ cấu bằng cách:
○ Tăng chi tiêu chính phủ vì nó làm tăng thu nhập và tổng doanh thu từ thuế.
○ Tăng trợ cấp thất nghiệp nhằm kích thích tiêu dùng của các hộ gia đình.
● Giảm chi tiêu và tăng thuế.
○ Không thể khắc phục được bởi vì đây là hiện tượng cố hữu của nền kinh tế.

MACRO_2_P4_34: Cán cân ngân sách chính phủ:
○ Luôn thâm hụt trong thời kỳ suy thoái.
○ Luôn thặng dư trong thời kỳ bùng nổ.
● Có phụ thuộc vào những biến động kinh tế trong ngắn hạn
○ Luôn thâm hụt ở tất cả các nước.

MACRO_2_P4_35: Tăng chi tiêu chính phủ sẽ:
○ Không ảnh hưởng đến tổng cầu trừ khi được tài trợ bằng thuế.
○ Không ảnh hưởng đến tổng cầu trừ khi được tài trợ bằng phát hành tiền.
○ Không ảnh hưởng đến tổng cầu nếu nó được sử dụng cho quốc phòng.
● Làm tổng cầu tăng nhiều hơn so với giảm thuế cùng một lượng.

MACRO_2_P4_36: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiết kiệm là S = -100 + 0,2Yd. Số nhân chi tiêu chính phủ là:
○ 0,8.
○ 1,25.
○ 4
● 5

MACRO_2_P4_37: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8Yd. Số nhân thuế là:
○ -0,8.
○ -1,25.
● -4
○ -5

MACRO_2_P4_38: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu chính phủ giảm chi tiêu 1tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
○ Giảm 5 tỉ đồng.
○ Giảm 4 tỉ đồng.
● Tăng 5 tỉ đồng.
○ Tăng 4 tỉ đồng.

MACRO_2_P4_39: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu chính phủ tăng chi tiêu 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
○ Giảm 5 tỉ đồng.
○ Giảm 4 tỉ đồng.
● Tăng 5 tỉ đồng.
○ Tăng 4 tỉ đồng.

MACRO_2_P4_40: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu thuế giảm 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
○ Giảm 5 tỉ đồng.
○ Giảm 4 tỉ đồng.
○ Tăng 5 tỉ đồng.
● Tăng 4 tỉ đồng.

1 2 3 4Next page
Back to top button