Please Enable JavaScript in your Browser to visit this site

KTL cơ bản

Giả định nghiên cứu sự kiện

Một nghiên cứu sự kiện thông thường là một dạng kiểm định các giả thuyết của một lý thuyết tài chính, nhất là khi mô hình lợi nhuận kì vọng (mô hình thị trường) được sử dụng. Các nhà nghiên cứu cần phải đặc biệt lưu ý đến các kiểm định này, nhất là khi kết quả nghiên cứu không thỏa mãn đầy đủ những giả thuyết này.

Phương pháp nghiên cứu sự kiện giả định rằng các thị trường vốn sẽ phản ánh chính xác các tác động kinh tế mà các sự kiện được phân tích ảnh hưởng lên công ty trong câu hỏi nghiên cứu. Mặt khác, các nghiên cứu sự kiện được thực hiện dựa trên giả định về thị trường hiệu quả. Brown and Warner (1980) lưu ý rằng: “Event studies provide a direct test of market efficiency. Systematically nonzero abnormal security returns which persist after a particular type of event are inconsistent with the hypothesis that security prices adjust quickly to fully reflect new information. In addition, to the extent that the event is unanticipated, the magnitude of abnormal performance at the time the event actually occurs is a measure of the impact of that type of event on the wealth of the firms’ claimholders. Any such abnormal performance is consistent with market efficiency, however, since the abnormal returns would only have been attainable by an investor if the occurrence of the event could have been predicted with certainty.” (Ibid.: 205-206)

Vì vậy, khả năng ứng dụng của phương pháp nghiên cứu sự kiện còn tùy thuộc vào 2 giả định: (1) có phải giá chứng khoán của một công ty phản ứng chính xác trước những thông tin mới liên quan đến thị trường vốn? (2) liệu mối quan hệ giữa giá chứng khoán của công ty với chỉ số giá thị trường (tham số alpha và beta) có ý nghĩa thống kê và bền vững.

Trả lời câu hỏi (1) dẫn đến nhà nghiên cứu sẽ xem xét đến các yếu tố như độ sâu của thị trường vốn và khối lượng giao dịch của thị trường (chẳng hạn, số lượng người mua và người bán trên thị trường đủ nhiều). Trả lời câu hỏi (2) liên quan đến sự tương quan giữa chỉ số giá thị trường (chỉ số tham chiếu) với chỉ số giá chứng khoán của công ty. Liệu chỉ số tham chiếu này có phải là sự tương quan lớn nhất với chỉ số giá chứng khoán của công ty.

Xem thêm:
Phương pháp thực hiện nghiên cứu sự kiện
5 bước tiến hành nghiên cứu sự kiện

Back to top button