Mô hình chính sách công – Phần 3
Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu trong phân tích chính sách công, bước tiếp theo là lựa chọn các biến trong mô hình. Từ đó sử dụng các kỹ thuật phân tích để ước lượng hoặc phân tích mô hình và đưa ra các kiến nghị chính sách. Bài viết sau sẽ lần lượt trình bày 3 nội dung này.
1.Xây dựng mô hình
Khi một vấn đề chính sách được phân loại rõ ràng, khi đó bắt đầu xây dựng và kiểm định mô hình. Một mô hình bao gồm yếu tố đầu vào Input (biến quyết định), kết quả đầu ra Output (biến kết quả), yếu tố môi trường environment (biến môi trường) và các thành phần tiêu chuẩn criterion (biến mục tiêu) được thể hiện theo sơ đồ bên dưới:
Rất cần thiết để phân biệt các biến thành phần của mô hình bởi vì sự phân biệt này cho biết sự am hiểu của bạn về vấn đề nghiên cứu cũng như dạng của mô hình.
1.1 Yếu tố đầu vào: biến ra quyết định
Bạn cần xác định các cú sốc “shocks”mà bạn có thể tạo để thay đổi trạng thái hiện tại. Những cú sốc hoặc sự thay đổi này là các biến quyết định hoặc biến chính sách có thể được kiểm soát trực tiếp bởi người ra quyết định.
Mỗi nhà quản lý công có các biến ra quyết định khác nhau tùy thuộc vào vị trí (quyền hạn) của người ấy. Một sự gia tăng lãi suất cơ bản có thể là quyết định của người đứng đầu ngân hàng nhà nước, trong khi một quyết định ban bố tình trạng chiến tranh là quyết định của người đứng đầu nhà nước. Quyết định số môn học được học trong học kì có thể là quyết định của chính bạn, bởi bạn có quyền lựa chọn số môn học cho chính mình (trường hợp học theo quy chế tín chỉ). Nhưng quyết định về điểm TOEFL tối thiểu để ra trường không phải là quyết định của bạn. Bạn không thể quyết định được điểm số anh văn đầu ra tối thiểu, mà điều này được quyết định bởi chính trường đại học của bạn. Tất cả những biến này được gọi là biến độc lập hay biến giải thích bởi vì nó ảnh hưởng lên biến độc lập (hay biến kết quả).
1.2 Thành phần môi trường: biến môi trường
Không giống như các biến ra quyết định, các biến môi trường không thể được kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi người ra quyết định. Các nhà quản lý công sẽ lấy chênh lệch (differentiate) các biến ra quyết định có thể kiểm soát được từ các biến môi trường không được kiểm soát bằng cách đánh giá cẩn thận những trạng thái hiện tại và tình huống mà họ đang gặp phải. Bạn phải tự hỏi “tôi có thể kiểm soát được nó?” khi bắt đầu xác định một đó có phải là một biến môi trường hay biến ra quyết định. Các biến môi trường là các biến độc lập nhưng chỉ đối với riêng bạn.
Là sinh viên, bạn có thể kiểm soát được số giờ lên lớp tại UEH (biến ra quyết định) nhưng bạn không thể quyết định thời tiết tại TpHCM ra sao, thậm chí nếu bạn rất ghét những cơn mưa tầm tả (biến môi trường). Bạn có thể yêu cầu thay đổi thời khóa biểu, nhưng bạn không thể thay đổi bởi vì thời khóa biểu là biến môi trường đối với bạn. Ngược lại, UEH có thể thay đổi thời khóa biểu của bạn (biến ra quyết định đối với UEH). Ngân sách dành cho các chương trình chính sách công đối với nhà quản lý (biến môi trường) nhưng có thể được kiểm soát bởi ngân sách trung ương (biến ra quyết định. Các biến này nằm ngoài khả năng của bạn, do vậy, được gọi là biến môi trường.
1.3 Yếu tố đầu ra: biến kết quả
Với những biến môi trường đã biết, các sự thay đổi trong biến quyết định sẽ tạo ra các kết quả khác nhau. Những kết quả này được gọi là biến đầu ra hay biến kết quả. Những biến kết quả này là những điều mà các nhà ra quyết định mong muốn đạt được bằng cách gián tiếp thay đổi các biến ra quyết định (nhà ra quyết định không thể trực tiếp thay đổi biến kết quả).
1.4 Thành phần tiêu chuẩn: biến tiêu chuẩn
Để xác định sự thành công hoặc hài lòng của một biến chính sách, các bạn cần phải có các tiêu chuẩn đánh giá. Những tiêu chuẩn này có thể được tìm thấy trong số các biến kết quả. Dĩ nhiên, các biến tiêu chuẩn phải có chủ đích cụ thể. Chẳng hạn, tiêu chuẩn phát triển đất nước không phải là một biến tiêu chuẩn tốt, bởi vì nó không cụ thể và quá ngắn gọn. Một biến tiêu chuẩn có thể là tăng trưởng GDP 9% mỗi năm.
Đọc thêm: Ví dụ minh họa xác định các biến trong mô hình
2.Ước lượng – phân tích mô hình chính sách công
2.1 Ước lượng mô hình
Sau khi đã xác định các biến ra quyết định, biến môi trường, biến kết quả và biến tiêu chuẩn bạn cần đánh giá mô hình. Nếu mô hình không hợp lí, bạn phải cẩn thận xem xét lại các hiện tượng trong thế giới thực và xác định lại vấn đề. Nếu mô hình được xem là hợp lí, bạn có thể tiến hành phân tích mô hình theo trình tự như sau:
- Liệt kê đầy đủ các ràng buộc (alternatives) có thể có của các biến, mô hình; dự báo kết quả cho mỗi ràng buộc; đánh giá kết quả theo các biến tiêu chuẩn cho mỗi ràng buộc; đối chiếu các ràng buộc và lựa chọn ràng buộc tốt nhất.
- Lựa chọn một dạng hàm phù hợp của các biến.
- Sử dụng các công cụ thống kê như Excel, SPSS, Stata, R… để gia tăng khả năng tính toán cho mô hình.
- Nếu kết quả không tạo ra một giải pháp nào, bạn có thể thay đổi mục tiêu hoặc các ràng buộc trên các biến ra quyết định, kết quả hoặc biến môi trường. Trong trường hợp nhiều giải pháp, bạn có thể thêm các tiêu chuẩn để lựa chọn một giải pháp phù hợp.
- Kiểm tra xem giải pháp và dự báo có phù hợp với dữ liệu thực tế. Nếu không, bạn phải quay lại bước phân loại vấn đề hoặc định nghĩa vấn đề.
Mô hình chính sách công có thể được phân loại thô thành các dạng như sau. Mô hình xác suất ngẫu nhiên (stochastic probabilistic) bao gồm xác suất ngẫu nhiên của các sự kiện, trong khi một mô hình xác định (deterministic model) sẽ tìm kiếm một giải pháp tối ưu trong điều kiện chắc chắn (hoàn hảo hoặc tương đối đầy đủ). Trong mô hình chiến lược (strategic model), các quyết định được đưa ra dựa trên các quyết định của đối tác. Vấn đề thời gian chỉ tồn tại trong mô hình động. Lý thuyết trò chơi có thể ở trạng thái tĩnh hoặc động; xác định hoặc ngẫu nhiên. Các kỹ thuật phân tích mô hình được tổng hợp ở bảng bên dưới:
2.2 Phân tích kết quả/độ nhạy
Phân tích độ nhạy là trả lời câu hỏi liệu giải pháp (giá trị của các biến ra quyết định) sẽ thay đổi mạnh theo một sự thay đổi nhẹ của một biến môi trường được sử dụng? Nếu có giải pháp là không tin cậy hoặc không chính xác hoặc mô hình có lẽ được xây dựng không hợp lý. Vì vậy, phân tích độ nhạy còn được gọi là what-if analysis” hoặc “post-optimality analysis”.
2.3 Ra quyết định từ mô hình
Do mục đích chính trị và các lý do khác, không phải tất cả các mô hình tốt và những giải pháp của nó có thể được thực thi trong thế giới thực. Nếu một mô hình và các giải pháp của nó không được chấp nhận, các nhà phân tích cần phải quay lại bước định nghĩa hoặc phân loại vấn đề để xây dựng lại mô hình. Bởi vấn đề có thể được nhận dạng không đúng, mục tiêu nghiên cứu có thể không phải là cái mà các nhà quản lý thực sự mong muốn.
Khi một giải pháp được chấp nhận bởi những nhà ra quyết định, nó có thể được thực thi và các kết quả của nó sẽ được đánh giá. Nếu giải pháp không cho kết quả tốt, các nhà phân tích cần phải lặp lại quá trình thiết lập mô hình để nhận được những kết quả tốt hơn.