Please Enable JavaScript in your Browser to visit this site

KTL cơ bảnPhân tích hồi quy

Phân tích MANOVA 1 chiều

SPSS

Đọc kết quả phân tích MANOVA 1 chiều

1.

Bảng Descriptive Statistics

Bảng Descriptive Statistics thể hiện các thông tin hữu ích về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho hai biến phụ thuộc theo từng nhóm của biến độc lập. Kết quả thống kê mô tả các biến được hiển thị như hình:
Phân tích MANOVA 1 chiều - One-way MANOVA

2.

Kiểm tra giả định

– Bảng Box’s Test of Equality of Covariance Matrices với giả thuyết H0 cho rằng ma trận hiệp phương sai của các biến phụ thuộc bằng nhau giữa các nhóm. Với mức ý nghĩa Sig bằng 0.644 cho thấy chưa thể bác bỏ giả thuyết này. Do vậy, ma trận hiệp phương sai thỏa mãn tính chất đồng nhất.
Phân tích MANOVA 1 chiều - One-way MANOVA

– Bảng Levene’s Test of Equality of Error Variances với giả thuyết H0 cho rằng phương sai của sai số ở mỗi biến phụ thuộc bằng nhau giữa các nhóm. Mức ý nghĩa của kiểm định Levene cho 2 biến sciencesocst lần lượt là 0.628 và 0.288 đều không có ý nghĩa thống kê 5%. Điều đó cho thấy, phương sai của sai số ở 2 biến phụ thuộc không đổi giữa các nhóm.
Phân tích MANOVA 1 chiều - One-way MANOVA

3.

Bảng Multivariate Tests

Bảng Multivariate Tests sẽ trả lời cho câu hỏi đặt ra đầu bài theo phương pháp phân tích MANOVA 1 chiều.

Sự khác nhau về điểm số môn học giữa các nhóm chương trình học được thể hiện ở dòng thứ 2 (prog), và quan tâm đến dòng Wilks’ Lambda (đánh dấu màu đỏ). Để xác định có sự khác biệt này hay không, chúng ta quan tâm đến giá trị của cột “Sig.
Phân tích MANOVA 1 chiều - One-way MANOVA

Với kết quả trên, mức ý nghĩa thống kê của theo kiểm định Wilks’ Lambda bằng 0.000 (nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%). Vì vậy, chúng ta có thể kết luận có sự khác nhau về năng lực học được thể hiện qua điểm của 2 môn học (sciencesocst) theo các chương trình học.

4.

Bảng Tests of Between-Subjects Effects

Để xác định giá trị các biến phụ thuộc khác nhau như thế nào theo các nhóm của biến độc lập chúng ta sử dụng bảng Tests of Between-Subjects Effects. Chúng ta quan tâm đến mức ý nghĩa của dòng prog (được tô viền đỏ) ở hình bên dưới:
Phân tích MANOVA 1 chiều - One-way MANOVA

Kết quả cho thấy kết quả của 2 môn học đều khác nhau theo các chương trình học.

4.

Kết quả phân tích Post-Hoc

Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau về điểm số các môn học theo 3 chương trình học khác nhau, chúng ta sử dụng kết quả phân tích Post-Hoc. Kết quả phân tích Post-Hoc kiểm định Tukey được trình bày ở bảng Multiple Comparisons bên dưới. Theo đó, điểm số môn khoa học của những sinh viên theo chương trình tổng quát lớn hơn 5.224 so với những sinh viên theo học chương trình hướng nghiệp với mức ý nghĩa 5% (Sig = 0.023). Điều này cũng tương tự đối với những sinh viên theo học chương trình hàn lâm (cao hơn 6.58, mức ý nghĩa Sig = 0.000). Tuy nhiên, sự chênh lệch về điểm khoa học ở những sinh viên theo học chương trình hàn lâm và chương trình tổng quát.
Phân tích MANOVA 1 chiều - One-way MANOVA

Tương tự điểm số môn khoa học, điểm số môn xã hội của những sinh viên theo học chương trình hướng nghiệp đều thấp hơn so với 2 chương trình còn lại (mức ý nghĩa 5%). Tuy nhiên có sự khác nhau giữa điểm số môn xã hội ở những sinh viên theo học chương trình tổng quát và hàn lâm. Cụ thể là những sinh viên theo học chương trình hàn lâm sẽ có điểm xã hội cao hơn những sinh viên theo học chương trình tổng quát là 6.095 (Sig = 0.001).

5.

Đồ thị Estimated Marginal Means

Đồ thị Estimated Marginal Means đánh giá tác động biên về sự chênh lệch điểm số của một sinh viên theo một chương trình học này so với 2 chương trình học còn lại. Đồ thị này thể hiện trực quan sự khác nhau về điểm số giữa các chương trình ở 2 môn học đã lần lượt trình bày ở bảng Bảng Descriptive Statistics hoặc Bảng Multiple Comparisons trong phân tích Post-Hoc ở trên.

Previous page 1 2 3
Back to top button