Kinh tế họcTrắc nghiệm

342 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P6

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Kinh tế vi mô có đáp án kèm theo. Nội dung bao gồm 342 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được phân thành 10 chương. Ngoài ra, trong mỗi chương còn có các câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sai, cụ thể như sau:
1. Những vấn đề chung (68 câu với 19 câu đúng/sai)
2. Cung và cầu (125 câu với 61 câu đúng/sai)
3. Tiêu dùng (81 câu với 35 câu đúng/sai)
4. Sản xuất và chi phí (57 câu với 29 câu đúng/sai)
5. Cạnh tranh hoàn hảo (71 câu với 35 câu đúng/sai)
6. Độc quyền (22 câu với 11 câu đúng/sai)
7. Cạnh tranh độc quyền (74 câu với 35 câu đúng/sai)
8. Độc quyền tập đoàn (33 câu với 15 câu đúng/sai)
9. Cung và cầu lao động (34 câu với 15 câu đúng/sai)
10. Vai trò của chính phủ (71 câu với 39 câu đúng/sai)

Phần nội dung bên dưới là phần trắc nghiệm của chương 6, mời các bạn tham gia ôn tập.

MICRO_2_C6_1: Ngành độc quyền tự nhiên đặt P bằng AC:
○ Làm cho ngành thu được quá nhiều lợi nhuận
○ Loại trừ lợi nhuận độc quyền và điều xã hội không muốn về độc quyền
● Có thể vẫn không đạt được P bằng MC
○ Là những giới hạn hợp lý đối với tự do
○ Đạt được tối ưu Pareto

MICRO_2_C6_2: Độc quyền đi trệch khỏi P bằng MC có nghĩa là:
○ Không ai có thể được lợi mà không có người nào đó khác bị thiệt
○ Hàng hóa được sản xuất ra một cách hiệu quả
○ Xã hội có khả năng nhiều hơn để đạt được tối ưu phúc lợi của mình
● Có thể làm cho một người nào đó được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C6_3: Trong độc quyền bị điều tiết thông thường, giá bị điều tiết ở trong hình Trắc nghiệm kinh tế vi mô 2 là:
○ OA
● OB
○ OC
○ OD
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C6_4: Với các đường cầu và đường chi phí đã cho ở hình Trắc nghiệm kinh tế vi mô 2 câu nào sau đây là đúng đối với các nhà độc quyền?
○ Ở B hãng đang tối thiểu hóa thu lỗ trong ngắn hạn; trong dài hạn hãng nên đóng cửa sản xuất
○ Ở C, P bằng MC, hãng đang tối đa hóa lợi nhuận
● Ở A hãng đang ở vị trí tối ưu, nhưng trong dài hạn hãng phải bỏ kinh doanh
○ Ở B hãng phải đóng của ngắn hạn
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C6_5: Khi các nhà kinh tế thúc giục chính phủ cố gắng loại bỏ độc quyền bán, họ làm thế chủ yếu nhằm mục đích:
○ Ngăn chặn sự tăng trưởng của doanh nghiệp lớn
○ Mở rộng những dịch vụ công cộng có tính kinh tế của quy mô
○ Ngăn chặn không có giảm số các hãng nhỏ
○ Hạn chế việc sát nhập
● Đảm bảo sự cạnh tranh

MICRO_2_C6_6: Trong hình Trắc nghiệm kinh tế vi mô 2 diện tích nào biểu thị thặng dư tiêu dùng bị mất do đặt giá độc quyền bán?
○ DEF
○ ACF
● BDFC
○ BCED
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C6_7: Một hãng bán cùng một loại sản phẩm cho hai nhóm khách hàng: A và B. Hãng cho rằng việc phân biệt giá cấp ba là khả thi và muốn đặt các mức giá tối đa hóa lợi nhuận. Biểu thức nào sau đây mô tả sát nhất chiến lược giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận?
○ PA bằng PB bằng MC
○ MRA bằng MRB
● MRA bằng MRB bằng MC
○ MRA – MRB bằng 1 – MC
○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C6_8: Trường hợp nào trong các trường hợp sau là hàng rào gia nhập ủng hộ cạnh tranh không hoàn hảo?
○ Đặt giá thấp hơn giá gia nhập
○ Bảo hộ ngành trong nước khỏi sự cạnh tranh thế giới bằng thuế quan
● Khác biệt hóa sản phẩm
○ Sản lượng tăng thì chi phí sản xuất giảm
○ Tất cả các trường hợp trên

MICRO_2_C6_9: Lập luận nào sau đây ủng hộ cạnh tranh?
○ Cạnh tranh tạo ra số hãng sản xuất hiệu quả
● Cạnh tranh luôn luôn làm cho giá sản phẩm thấp hơn
○ Cạnh tranh làm cho giá sản phẩm phản ánh sát hơn với chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa
○ Cạnh tranh hoàn hảo là cho P bằng MC
○ Tất cả các lập luận trên đều ủng hộ cạnh tranh

MICRO_2_C6_10: Lập luận nào sau đây không ủng hộ cạnh tranh hoàn hảo?
○ Trong các ngành được đặc trưng bởi tính kinh tế của quy mô thì việc tập trung hóa sẽ làm cho giá thấp hơn
○ Độc quyền có thể thực hiện những nghiên cứu và phát triển đòi hỏi nhiều kinh phí hơn
○ Chi phí sản xuất tính trên đơn vị sản phẩm giảm dần trong một chuỗi sản phẩm tiềm tàng
● Hãng cạnh tranh không hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận bằng việc sản xuất sản phẩm ở MC bằng MR
○ Tất cả các lập luận trên


MICRO_2_C6_11: Lời phát biểu nào trong các lời phát biểu sau đây là đúng?
○ Đường cung độc quyền là phần của đường chi phí cận biên nằm trên mức chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
○ Đường cung độc quyền là kết quả của mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng
● Nhà độc quyền không có đường cung vì lượng cung ở một mức giá cụ thể phụ thuộc vào đường cầu của nhà độc quyền
○ Nhà độc quyền không có đường cung vì đường chi phí cận biên (của nhà độc quyền) thay đổi đáng kể theo thời gian
○ Tất cả đều sai

MICRO_2_TF6_1: Trong độc quyền tự nhiên một hãng có thể sản xuất với chi phí trung bình thấp hơn mức có thể nếu nó phải chia sẻ thị trường cho các hãng khác
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF6_2: Thiệt hại của độc quyền mà xã hội phải chịu được minh họa bởi sự khác nhau giữa giá và chi phí cận biên
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF6_3: Nếu sự gia nhập vào một ngành làm dịch chuyển đường cầu dốc xuống của mỗi hãng sang bên trái đủ để loại trừ tất cả lợi nhuận thì hầu hết cái gọi là lãng phí của cạnh tranh không hoàn hảo sẽ bị loại bỏ
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF6_4: Một trong những lợi ích của độc quyền so với cạnh tranh hoàn hảo là trong những trường hợp có tính kinh tế của mô thì chi phí sản xuất sẽ thấp hơn
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF6_5: Một lập luận mạnh mẽ ủng hộ cho thương mại tự do là nó sẽ khuyến khích các ngành trong nước tập trung cao để sản xuất có hiệu quả hơn
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF6_6: Một khi hãng đạt được những kết quả tích lũy của nghiên cứu và quảng cáo và có được một sức mạnh độc quyền nào đó đối với giá thì các hãng nhỏ khó mà đuổi kịp và cạnh tranh có hiệu quả
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF6_7: Trong một ngành mà ở đó tính kinh tế của quy mô là lớn hơn thì các hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ có chi phí thấp hơn các hãng mang tính chất độc quyền
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF6_8: Nếu ngành độc quyền tự nhiên thu được lợi nhuận bình thường thì mức sản lượng là tối ưu về mặt xã hội
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF6_9: Trong những ngành cạnh tranh nghiên cứu và triển khai được theo đuổi tích cức hơn so với trong các ngành mang tính độc quyền
● Đúng
○ Sai

MICRO_2_TF6_10: Đánh thuế thu một lần vào lợi nhuận độc quyền có thể làm giảm bớt sự bóp méo về sản lượng
○ Đúng
● Sai

MICRO_2_TF6_11: Không có hàng rào nhập khẩu thì việc cạnh tranh nhập khẩu buộc những người sản xuất trong nước đặt giá của mình bằng giá thế giới trừ những ngành trong nước tập trung cao
○ Đúng
● Sai

Back to top button