Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô – T3

Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False

Bài kiểm tra 3 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:

MICRO_1_T3_1: Những cố gắng có tính khoa học để miêu tả các quan hệ kinh tế là:
○ Thực tế và có thể không bao giờ sai.
○ Những cách thức chính xác để tiên đoán các quan điểm chính trị.
● Kinh t61 học thực chứng.
○ Được nhắm vào những mặt tốt đẹp của các chính sách xã hội.

MICRO_1_T3_2: Nếu cần 6USD để mua một đơn vị hàng hóa A và 3USD để mua một đơn vị hàng hóa B, khi đó chi phí cơ hội của hàng hóa A tính theo hàng hóa B là:
● 2
○ 1/2
○ -2
○ -1/2

MICRO_1_T3_3: Những nguồn lực nào dưới đây không được coi là một nguồn lực sản xuất?
● Nguồn lực dịch vụ vốn, như là một cái máy kéo.
○ Nguồn lực tự nhiên, như là một đồng cỏ chăn nuôi.
○ Nguồn lực tài chính, như là một trái phiếu công ty 200USD.
○ Nguồn lực con người, như là một người thợ làm đầu.

MICRO_1_T3_4: Đường cung thị trường về lúa mỳ sẽ tùy thuộc vào những điều dưới đây, ngoại trừ:
○ Giá đất trồng lúa mỳ.
○ Giá của những lựa chọn sản xuất về lúa mỳ.
● Thị thiếu và sở thích của những người tiêu dùng lúa mỳ.
○ Số nông trại trồng lúa mỳ trong thị trường này.

MICRO_1_T3_5: Hàng hóa A và B là hai hàng hóa thay thế nhau. Việc tăng giá hàng hóa A sẽ làm:
○ Giảm cầu hàng hóa B.
● Tăng cầu hàng hóa B.
○ Giảm số lượng được cầu về hàng hóa B.
○ Tăng số lượng được cầu về hàng hóa B.

MICRO_1_T3_6: Trong thị trường một loại hàng hóa, giá cân bằng chắc chắn sẽ giảm nếu:
○ Cả cầu và cung đều tăng.
○ Cả cầu và cung đều giảm.
● Cầu giảm và cung tăng.
○ Cầu tăng và cung giảm.

MICRO_1_T3_7: Một mức giá trần được thiết lập bên dưới mức giá cân bằng, chúng ta sẽ dự đoán rằng:
○ Số lượng được cầu sẽ giảm.
○ Số lượng được cung sẽ lớn hơn số lượng được cầu.
○ Cầu sẽ nhỏ hơn cung.
● Số lượng được cung sẽ giảm.

MICRO_1_T3_8: Giá táo giảm 5% khiến cho số lượng được cầu về táo tăng 10%. Hệ số co dãn của cầu là ________ và cầu là ________
○ -0,5 và co dãn
● -2,0 và co dãn
○ -0,5 và không co dãn
○ – 2,0 và không co dãn

MICRO_1_T3_9: Giá cam tăng, tổng mức chi tiêu về cam vẫn còn không đổi, cam lúc này có cầu là:
○ Không co dãn hoàn toàn.
○ Co dãn hoàn toàn.
● Co dãn một đơn vị.
○ Không co dãn.

MICRO_1_T3_10: Hệ số co dãn theo thu nhập của hàng A là dương và hệ số co dãn chéo giữa hàng A và hàng B là âm. Vậy hàng hóa A là:
○ Hàng thông thường và là hàng thay thế cho hàng B.
○ Hàng thứ cấp và là hàng thay thế cho hàng B.
○ Hàng thông thường và là hàng bổ sung cho hàng B.
● Hàng thứ cấp và là hàng bổ sung cho hàng B.


MICRO_1_T3_11: Chúng ta thấy rằng (MUtáo/Ptáo) > (MUcam/Pcam). Điều này hàm ý rằng:
○ Chuyển một số tiền trong ngân sách từ táo sang cam sẽ tăng độ thỏa dụng.
● Chuyển một số tiền trong ngân sách từ cam sang táo sẽ tăng độ thỏa dụng.
○ Táo đang đắt hơn cam.
○ Cam đang đắt hơn táo.

MICRO_1_T3_12: Xem xét hàng hóa X. Quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần chỉ ra rằng:
○ Đường ngân sách của cá nhân này có độ dốc đi xuống.
● Số lượng được cầu của cá nhân về X sẽ tăng khi giá X giảm.
○ Tổng số độ thỏa dụng giảm khi tiêu dùng cá nhân nhiều hơn về một sản phẩm.
○ X là hàng thông thường.

MICRO_1_T3_13: Hiệu ứng thu nhập giúp chúng ta giải thích tại sao:
○ Đường cầu về một hàng hóa thông thường dịch phải khi thu nhập tăng.
● Số lượng được cầu về một hàng hóa tăng khi giá của hàng hóa đó giảm.
○ Đường cầu về một hàng hóa thứ cấp dịch trái khi thu nhập giảm.
○ Giá hàng thông thường cao hơn giá hàng thứ cấp.

MICRO_1_T3_14: Một đường bàng quan dốc xuống là vì:
● Thích nhiều hơn ít.
○ Sở thích không đổi khi thu nhập tăng lên.
○ Tỷ lệ thay thế biên tăng khi người ta trượt dọc theo đường bàng quan.
○ Tỷ lệ thay thế biên giảm khi người ta trượt dọc theo đường bàng quan.

MICRO_1_T3_15: Lãi suất cao hơn khiến cho:
● Tiêu dùng tương lai sẽ tăng.
○ Tiêu dùng hiện tại tăng.
○ Việc vay mượn hiện tại tăng.
○ Tiết kiệm hiện tại giảm.

MICRO_1_T3_16: Trong ngắn hạn, một công ty sẽ:
○ Có thể đóng cửa và rời khỏi ngành.
● Có thể đóng cửa nhưng không thể rời khỏi ngành.
○ Không thể đóng cửa.
○ Không thể thay đổi mức sản lượng của nó.

MICRO_1_T3_17: Khi sản lượng tăng, tổng chi phí cố định sẽ:
○ Tăng.
● Vẫn còn như trước.
○ Giảm.
○ Giảm và sau đó tăng.

MICRO_1_T3_18: Khi sản phẩm biên giảm thì:
● Chi phí biên tăng.
○ Chi phí biên giảm.
○ Chi phí trung bình tăng.
○ Chi phí trung bình giảm.

MICRO_1_T3_19: Một công ty sẽ không sản xuất ở mức MR = MC khi:
○ Nó đang kiếm được lợi nhuận kinh tế dương.
● Nó đang hoạt động thua lỗ.
○ Nó đang kiếm được lợi nhuận kinh tế âm.
○ Nó đang kiếm được lợi nhuận thông thường.

MICRO_1_T3_20: Trong ngắn hạn, điều nào trong số các điều dưới đây có thể xảy ra:
○ AFC có thể lớn hơn ATC.
○ MC có thể cắt ATC khi ATC đang giảm.
● AFC có thể lớn hơn AVC.
○ FC giảm khi sản lượng tăng.

1 2 3 4Next page
Back to top button