Kinh tế họcTrắc nghiệm

500 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô

Bài kiểm tra 8

Bộ đề thi 500 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô (có đáp án) được biên soạn bởi TS. Tạ Đức Khánh (2011). Bộ đề thi được tổng hợp trong 8 bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn và 100 câu hỏi dạng đúng sai. Danh sách các bài trắc nghiệm kinh tế vi mô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, True/False

Bài kiểm tra 8 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với các lựa chọn (và đáp án) như sau:

MICRO_1_T8_1: Kinh tế học nghiên cứu cách thức:
● Các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để thõa mãn những nhu cầu vô hạn.
○ Chúng ta lựa chọn để sử dụng những nguồn lực vô hạn.
○ Các nguồn lực vô hạn được sử dụng để thõa mãn những nhu cầu khan hiếm.
○ Xã hội không có lựa chọn nào cả.

MICRO_1_T8_2: Loại chi phí nào sau đây có thể được định nghĩa như là chi phí thêm lên của một hành động?
● Chi phí biên.
○ Chi phí chìm.
○ Chi phí cơ hội.
○ Chi phí hành động.

MICRO_1_T8_3: Giả định về các điều kiện khác không đổi được sử dụng để:
○ Làm cho lý thuyết kinh tế thực tế hơn.
○ Làm cho những phân tích kinh tế thực tế hơn.
○ Tránh sự ngụy biện khi tổng hợp.
● Tập trung sự phân tích vào tác động của một nhân tố duy nhất.

MICRO_1_T8_4: Dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất, sự đánh đổi (trade- off) tồn tại là vì:
○ Những người mua muốn mua ít hơn khi giá tăng, trong khi đó nhà sản xuất lại muốn bán nhiều hơn.
○ Không phải tất cả các mức sản xuất đều hiệu quả.
○ Tại một số điểm nhất định, tồn tại thất nghiệp hoặc không hiệu quả.
● Nền kinh tế chỉ có một số lượng hạn chế những nguồn lực được phân bổ cho những mục tiêu có tính cạnh tranh.

MICRO_1_T8_5: Điều nào dưới đây không phải là một giả định cho việc xác định đường PPF?
○ Kỹ thuật đã được biết là không đổi.
○ Nguồn lao động có công ăn việc làm đầy đủ.
○ Các nguồn lực được sử dụng hiệu quả.
● Số lượng các nguồn lực lao động là biến đổi.

MICRO_1_T8_6: Điều nào dưới đây là không đúng với thị trường độc quyền?
○ Có một hãng trong ngành này.
○ Tồn tại những rào cản nhập ngành ngăn cản các hãng mới nhập ngành.
● Chỉ tồn tại một sản phẩm thay thế gần cho sản phẩm của nhà độc quyền này.
○ Độc quyền này có sự kiểm soát với giá sản phẩm của mình.

MICRO_1_T8_7: Điều nào dưới đây không phải là một đặc trưng cho thị trường độc quyền nhóm?
○ Có một vài hãng lớn.
● Các hãng bán một sản phẩm được tiêu chuẩn hóa.
○ Sự gia nhập ngành của các hãng mới là khó nhưng không phải là không thể.
○ Mỗi hãng có một chiến lược riêng có tính đến ứng xử của hãng khác

MICRO_1_T8_8: Pin Con THỏ và pin Con Ó là những sản phẩm thay thế nhau. Hãng pin Con Thỏ tăng giá pin. Giá cân bằng sẽ là ___________ và sản lượng được trao đổi sẽ ___________ trong thị trưởng pin Con Ó.
● Tăng, tăng.
○ Giảm, tăng.
○ Giảm, giảm.
○ Tăng, giảm.

MICRO_1_T8_9: Một hãng sản xuất hạt gỗ tựa lưng trên ghế xe ô tô có được giá bán cao hơn cho cùng một số lượng sản phẩm bán như trước đây, khi đó chúng ta có thể nói rằng:
○ Một sự tăng lên trong số lượng cung.
○ Một sự tăng lên trong cung.
● Một sự giảm đi trong cung.
○ Một sự giảm trong số lượng cung.

MICRO_1_T8_10: Một sự thay đổi trong cầu có nghĩa là:
○ Số lượng cầu thay đổi khi giá thay đổi.
○ Một sự trượt dọc theo đường cầu cho trước.
● Một sự dịch chuyển vị trí của đường cầu.
○ Một sự thay đổi trong hình dạng của một đường cầu


MICRO_1_T8_11: Một vụ táo được mùa khiến cho giá giảm 10%. Người tiêu dùng mua táo nhiều hơn trước 5%. Việc giảm giá này đã khiến cho người tiêu dùng:
● Chỉ tiêu ít hơn cho táo.
○ Chỉ tiêu nhiều hơn cho táo.
○ Giảm số lượng táo đã mua, chúng ta không thể nói về điều gì đã xảy ra đối với chỉ tiêu về táo.
○ Tăng số lượng táo đã mua, chúng ta không thể nói về điều gì đã xảy ra đối với chỉ tiêu về táo.

MICRO_1_T8_12: Co dãn theo giá (w) của cung lao động có hệ số là 0,7. Cung lao động là….. và ……
○ Co dãn, dốc lên.
○ Co dãn, dốc xuống.
● Không co dãn, dốc lên.
○ Không co dãn, dốc xuống.

MICRO_1_T8_13: Khi Chính phủ áp đặt mức giá trần cho các căn hộ chung cư, nó đặt mức giá cân bằng, điều này chắc hẳn sẽ:
● Không có tác động đến thị trường nhà.
○ Dẫn đến sự thiếu hụt lâu dài về căn hộ chung cư.
○ Dẫn đến thặng dư lâu dài về căn hộ chung cư.
○ Dịch chuyển đường cung căn hộ chung cư sang phải.

MICRO_1_T8_14: Bảo Ngọc chơi games. Mặc dù đang có độ thỏa dụng biên giảm dần nhưng độ thảo dụng biên của em vẫn còn dương. Chúng ta có thể nói rằng, tổng độ thỏa dụng của Bảo Ngọc là:
○ Tăng theo tỷ lệ tăng dần.
● Tăng theo tỷ lệ giảm dần.
○ Giảm dần tỷ lệ tăng dần.
○ Giảm theo tỷ lệ giảm dần.

MICRO_1_T8_15: Khi giá bánh pizza tăng, “hiệu ứng thu nhập” sẽ giúp giải thích tại sao:
○ Chi phí cơ hội tăng dọc theo đường cầu.
○ Những người bán mở rộng sản xuất và tăng lượng cung về pizza.
○ Thu nhập tăng đối với những người sản xuất bánh pizza.
● Đường cầu về pizza lại có độ dốc như vậy.

MICRO_1_T8_16: Sự ổn định giá tương đối trong thị trường độc quyền nhóm có thể giải thích bởi thực tế là các hãng kỳ vọng là các đối thủ cạnh tranh sẽ:
○ Sẵn sàng tăng giá theo đối thủ nhưng không giảm giá theo nợ.
● Sẵn sàng giảm giá theo đối thủ nhưng không tăng giá theo họ.
○ Sẵn sàng cả tăng giá và giảm giá theo đối thủ.
○ Không sẵn sàng tăng giá và cũng không sẵn sàng giảm giá theo đối thủ.

MICRO_1_T8_17: Trong thị trường độc quyền nhóm, hai công ty tham dự trò chơi; một chiến lược maximin (tối đa tối thiểu) bởi cả hai người cạnh giống như việc sản xuất:
○ Mức lợi nhuận ngành cao nhất có thể được.
○ Mức lợi nhuận ngành thấp nhất có thể có.
● Không phải mức lợi nhuận ngành cao nhất cũng không phải mức lợi nhuận ngành thấp nhất.
○ Mức lợi nuận tối đa có thể được đối với hãng này và mức thua lỗ tối đa với hãng kia.

MICRO_1_T8_18: Trong một thị trường có nhiều hãng bán những sản phẩm phân biệt, thị trường này là:
○ Thị trường cạnh tranh.
● Thị trường cạnh tranh độc quyền.
○ Thị trường độc quyền nhóm.
○ Thị trường độc quyền thuần túy (monopoly)

MICRO_1_T8_19: Một số hãng đang hoạt động trong thị trường, ở đó chúng phải tính đến sự phản ứng của các hãng trước những hàng động của họ. Thị trường này là:
○ Thị trường cạnh tranh.
○ Thị trường cạnh tranh độc quyền.
● Thị trường độc quyền nhóm.
○ Thị trường độc quyền thuần túy (monopoly)

MICRO_1_T8_20: Bốn hãng lớn nhất trong một ngành lần lượt chiếm các thị phần là: 10%, 8%, 8% và 6% của thị trường này. Tỷ lệ tập trung bốn hãng trong thị trường này là:
○ 8
● 32
○ 66
○ 264

MICRO_1_T8_21: Một trong những lý do tốt để chọn hình thức kinh doanh của công ty (corporate form) là:
○ Có một thuận lợi về thuế.
○ Có cơ cấu pháp lý đơn giản.
● Đưa ra một trách nhiệm hạn chế đối với chủ sở hữu.
○ Đảm bảo cho người quản lý theo đuổi mục đích cuả chủ sở hữu đặt ra.

MICRO_1_T8_22: Khi một công ty quyết định làm thế nào để tăng quỹ đầu tư, vấn đề thích hợp đáng quan tâm lúc này là:
○ Sử dụng lợi nhuận giữ lại để đưa ra những giải pháp tốt nhất trước những điều chỉnh của Chính phủ.
○ Chứng khoán mà công ty nắm giữ có nhiều rủi ro hơn trái phiếu mà nó đang nắm giữ.
○ Những hợp đồng trái phiếu sẽ làm loãng quyền sở hữu của công ty.
● Công ty kỳ vọng rằng nó sẽ thanh toán mức lợi suất cao hơn cho người nắm giữ cổ phiếu hơn là chho người nắm giữ trái phiếu.

MICRO_1_T8_23: Đa dạng hóa đầu tư sẽ giúp cho một nhà đầu tư?
○ Tối thiểu hóa phí tổn hoa hồng.
● Giảm rủi ro.
○ Tối đa hóa lợi ích.
○ Loại trừ được thuế thu nhập từ vốn.

MICRO_1_T8_24: Một nhà đầu cơ điển hình sẽ:
○ Bán ở giá thấp và mua ở giá cao.
○ Tạo ra sự khan hiếm tồi tệ.
○ Làm tăng rủi ro của việc mua chứng khoán.
● Giúp vào việc làm trơn (smooth) những dao động giá.

MICRO_1_T8_25: Trong một thị trường cạnh tranh (well – functioning) doanh thu sản phẩm biên của một đầu vào sẽ xác định:
● Cầu của đầu vào đó.
○ Cung của đầu vào đó.
○ Giá của đầu vào đó.
○ Tô kinh tế của đầu vào đó.

MICRO_1_T8_26: Khi lãi suất tăng, giá trị hiện tại của một khoản đầu tư sẽ:
○ Tăng.
● Giảm.
○ Âm.
○ Không tính được.

MICRO_1_T8_27: Nếu việc tiết kiệm chỉ nhằm mục đích có được một số tích lũy dưới dạng một quỹ nhất định thì:
○ Đường cầu về quỹ đầu tư có độ dốc đi lên.
○ Đường cầu về quỹ đầu tư nằm ngang.
● Đường cung về quỹ cho vay dốc lên.
○ Đường cung về quỹ cho vay dốc xuống.

MICRO_1_T8_28: Khi đất đai có nguồn cung cố định thì thay đổi trong tiền thuế đất được xác định bởi:
● Sự dao động chỉ trong cầu.
○ Sự dao động chỉ trong cung.
○ Tương tác giữa những thay đổi trong cung và cầu.
○ Không thể thay đổi.

MICRO_1_T8_29: Khi đất đai có chất lượng khác nhau, một sự tăng lên trong cầu dẫn đến việc sử dụng những mảnh đất còn để hoang trước tiên, sự tồn tại các mức tiền thuê đất khác nhau trong cộng đồng sẽ:
● Tăng lên.
○ Giảm đi.
○ Không đổi.
○ Biến mất.

MICRO_1_T8_30: Thu nhập của một nhân tố là do tô kinh tế ( economic rent) tạo nên khi:
○ Đường cung của nó nằm ngang.
○ Đường cung có độ dốc dương nhưng khá thoải.
● Đường cung gần như thẳng đứng.
○ Đường cung của nó là phi tuyến.

MICRO_1_T8_31: Loại thuế nào tạo ra khoản thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước?
● Thuế thu nhấp cá nhân.
○ Thuế đánh vào quỹ lương.
○ Thuế thu nhập công ty.
○ Thuế giá trị gia tăng.

MICRO_1_T8_32: Những người bán dễ dàng chuyển gánh nặng thuế hàng hóa sang người mua khi:
○ Co dãn theo giá của cầu là cao.
● Co dãn theo giá của cung là cao.
○ Khi Chính phủ yêu cầu người mua phải nộp thuế.
○ Có nhiều mặt hàng thay thế cho hàng hóa đó nhưng không phải chịu thuế.

MICRO_1_T8_33: Ô nhiễm môi trường được nhận định là:
○ Nghiêm trọng hơn trong những nước nghèo so với nước giàu.
○ Tồi tệ hơn về mọi phương diện so với 100 năm trước.
○ Hầu như bị loại bỏ bởi các hãng kinh doanh.
● Còn tồn tại chừng nào còn sản xuất.

MICRO_1_T8_34: Tại sao thị trường tự do tạo ra quá nhiều ô nhiễm?
○ Vì mức tốt nhất của ô nhiễm là zero.
○ Vì điều chỉnh giá là quá chậm.
● Vì ô nhiễm là một chi phí ngoại ứng với hầu hết các nhà sản xuất.
○ Vì hầu hết mọi người đều ích kỷ.

MICRO_1_T8_35: Chính sách nào sẽ không làm giảm việc tạo ra ô nhiễm?
○ Quảng cáo để khuyến khích những hành động tự nguyện.
○ Những đạo luật trực tiếp giới hạn mức ô nhiễm.
○ Bán giấy phép cho phép việc tạo ra mức ô nhiễm nhất định.
● Trợ cấp cho việc tạo ra ô nhiễm.

MICRO_1_T8_36: Đánh thuế vào việc tạo ra ô nhiễm sẽ:
● Có thể khiến người ta giảm việc gây ra ô nhiễm.
○ Có lẽ là một việc làm tốt nhưng không hiệu quả.
○ Có vẻ như là không có hiệu lực khi người ta tránh thuế bằng cách không gây ô nhiễm.
○ Rất đáng làm trong trường hợp ô nhiễm đe dọa cuộc sống con người.

MICRO_1_T8_37: Vì cung của những nguồn lực tự nhiên là hạn chế nên:
● Dự trữ về những nguồn lực phải giảm theo thời gian, khi người ta tiếp tục sử dụng.
○ Giá cả các nguồn lực sẽ giảm khi chúng cạn kiệt.
○ Lãi suất sẽ phải giảm.
○ Nguồn dự trữ các nguồn lực sẽ được sử dụng tiết kiệm hơn theo thời gian.

MICRO_1_T8_38: Một sự tăng lên trong giá cả nguồn lực tự nhiên khan hiếm sẽ:
○ Làm tổn hại đến lợi ích dân tộc.
● Có ích vì khuyến khích bảo tồn môi trường sống.
○ Có ích vì làm tăng cường việc sử dụng nguồn lực.
○ Khuyến khích tự chủ của các quốc gia.

MICRO_1_T8_39: Ngoại ứng tiêu cực, nếu không được sửa chữa sẽ khiến một hàng hóa:
○ Sản xuất quá ít, giá cả quá cao.
○ Sản xuất quá nhiều, giá cả quá cao.
○ Sản xuất quá ít, giá cả quá thấp.
● Sản xuất quá nhiều, giá cả quá thấp.

MICRO_1_T8_40: Lý do chủ yếu của vấn đề ” người ăn không” (free riders) nảy sinh là do:
● Tính không loại trừ.
○ Tính loại trừ.
○ Tính không tranh giành.
○ Tính tranh giành.

MICRO_1_T8_41: Phân tích cân bằng chung không tính đến điều nào trong những điều dưới đây?
○ Các thị trường cạnh tranh khác nhau có đạt được sự cân bằng không?
○ Tất cả các thị trường có đạt được cân bằng đồng thời không?
○ Một sự thay đổi trong cầu ở thị trường A tác động như thế nào đến tình trạng của các thị trường khác?
● Các điều kiện cân bằng cho các thị trường còn lại ngoài thị trường A là gì?

MICRO_1_T8_42: Cân bằng chung tồn tại bất cứ khi nào:
○ Lợi nhuận thông thường (normal profits) đạt được.
○ Tổng dư cầu bằng với tổng dư cung.
○ Thu nhập được phân bổ một cách công bằng.
● Số lượng cầu bằng với số lượng cung ở mỗi thị trường.

MICRO_1_T8_43: Divorceland chỉ có hai sản phẩm: Lạc và sữa dê, những hàng hóa này là thay thế được cho nhau và do các hãng cạnh tranh hoàn hảo sản xuất. Thoạt đầu, cả hai thị trường là cân bằng, nhưng bây giờ sở thích của người tiêu dùng chuyển từ sữa dê sang lạc. Với những thông tin đã cho, điều nào dưới đây sẽ không xảy ra?
○ Trong ngắn hạn, những nhà sản xuất sữa dê sẽ gánh chịu những thua lỗ.
○ Trong ngắn hạn, sẽ có tăng cầu về công nhân trồng lạc.
○ Nhiều vốn hơn sẽ đổ vào việc sản xuất sữa dê.
○ Trong dài hạn, nhiều hãng sẽ nhập ngành hàng trồng lạc.

MICRO_1_T8_44: Với những thông tin đã cho, chúng ta kỳ vọng rằng:
○ Thua lỗ trong dài hạn ở ngành sản xuất sữa dê.
○ Sẽ có lợi nhuận ngắn hạn trong ngành trồng lạc.
○ Sẽ có lợi nhuận dài hạn trong ngành trồng lạc.
○ Thua lỗ ngắn hạn trong ngành trồng lạc.

MICRO_1_T8_45: Với tư cách là người sản xuất sữa dê, chiến lược tốt nhất trong ngắn hạn của bạn là gì?
○ Xuất ngành và nhập ngành trồng lạc.
○ Chuyển mục tiêu sang sản xuất lạc.
○ Đặt sản lượng ở mức cân bằng được giữa chi phí biên và giá thị trường.
○ Giảm giá để tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng được thị phần.

MICRO_1_T8_46: Cầu về nhân tố đầu vào được sử dụng trong ngành sản xuất sữa dê sẽ ___________ và cầu về nhân tố đầu vào sử dụng trong ngành trồng lạc sẽ ___________
○ Tăng, tăng.
○ Tăng, giảm.
○ Giảm, tăng.
○ Giảm, giảm.

MICRO_1_T8_47: Trạng thái tối ưu Pareto đạt được trên đảo Robinson Crusoe khi:
○ Bất kì một cải thiện nào trong sự giàu có (welfare) của Robinson sẽ làm giảm sự giàu có của thứ Sáu
○ Những lợi ích của sản xuất được phân chia ngay giữa hai người.
○ Một sự cải thiện trong sự giàu có của Robinson không làm giảm sự giàu có của Thứ Sáu.
○ Những lợi ích từ sản xuất sẽ được phân chia theo nỗ lực của mỗi người.

MICRO_1_T8_48: Bạn có một cuốn sách khi tham gia khóa học về phương pháp luận tư duy kinh tế trong kỳ nghỉ hè. Bạn đã mua nó với giá 40USD trong cửa hàng sách bán lại (used textbook) của trường. Giá trị của nó với bạn lúc này là 15USD: nhưng hiện tại cửa hàng chỉ mua lại nó với giá 10USD. Liệu việc bán cuốn sách này cho cửa hàng có phải là một hiệu quả Pareto?
○ Có, vì 10 USD còn hơn không, và bạn có tiền mặt để sử dụng.
○ Có, vì nó là một trao đổi tự nguyện, không ai ép buộc bạn phải làm như vậy.
○ Không, vì giá thị trường vủa cuốn sách này là 40USD
○ Không, vì 10USD thì ít hơn 15USD giá trị mà bạn đặt vào cuốn sách đó.

MICRO_1_T8_49: Bạn có một cuốn sách khi tham gia khóa học về phương pháp luận tư duy kinh tế trong kỳ nghỉ hè. Bạn đã mua nó với giá 40USD trong cửa hàng sách bán lại (used textbook) của trường. Vì giá trị bán lại chỉ là 10USD và bạn định giá cuốn sách đó đối với mình là 15USD nên bạn quyết định giữ nó lại và không bán cho cửa hàng nữa. Bây giờ Dautay (người bạn đang học cao học về phương pháp giáo dục đánh giá cuốn sách đó trị giá 25USD) trả bạn 20USD. Liệu việc bán cuốn sách đó cho Dautay có phải là một hiệu quả Pareto?
○ Có, vì cả vạn và Dautay đều đã nhận được lợi ích từ việc trao đổi này.
○ Có, vì Dautay đã đền bù cho bạn mức lỗ so với cách kinh doanh của cửa hàng.
○ Không, vì bạn đang bán một cuốn sách đáng giá 60USD chỉ với giá 20USD.
○ Không, vì bạn có thể nhận thêm 5USD nữa (Dautay lẽ ra đã phải trả 25 USD để có nó).

MICRO_1_T8_50: Một nền kinh tế có các thị trường đầu vào và đầu ra là cạnh tranh, các hãng đang tối đa hóa lợi nhuận, nền kinh tế này sẽ:
○ Đạt được hiệu quả phân bổ các nguồn lực.
○ Đạt được một phân phối cân bằng trong thu nhập.
○ Tối thiểu hóa được những khác biệt giữa doanh thu sản phẩm biên (MRP) của các đầu vào khác nhau.
○ Cho phép độ thỏa dụng biên của người tiêu dùng được tối đa hóa

Back to top button